Giải vật lí 10 bài 40: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng ( Phần 1 )

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 40: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng ( Phần 1 ) - sách giáo khoa vật lí 10. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 10 bài 40: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng ( Phần 1 ) nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Có thể dùng lực kế nhạy để đo lực...

Có thể dùng lực kế nhạy để đo lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của chất lỏng không dính ướt theo phương pháp nêu trong bài được không?

Bài giải:

Sử dụng lực kế nhạy để đo lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của chất lỏng không dính ướt theo phương pháp nêu trong bài .

Giải câu 2: Trong bài thí nghiệm này, tại sao...

Trong bài thí nghiệm này, tại sao khi mức nước trong bình A hạ thấp dần thì giá trị chỉ trên lực kế lại tăng dần?

Bài giải:

Khi nước trong bình A hạ thấp dần thì lực đẩy Acsimet Fa sẽ giảm dần, vì vậy nó sẽ dần nhỏ hơn P của vòng nhôm, P > Fa ⇒ vòng nhôm hạ thấp dần đến khi dây giữ vòng đạt đến giới hạn đàn hồi. Mặt khác, do vòng nhôm không dính ướt nên lực căng bề mặt của nước níu giữ bề mặt vòng nhôm khiến nó bị kéo xuống, đến khi giá trị lực căng bề mặt của nước đạt cực đại, lực tương tác giữa các phân tử nước không còn đủ sức hút nên chúng bị " đứt" "buông tha" cho vòng nhôm.

Giải câu 3: So sánh giá trị của hệ số căng bề mặt...

So sánh giá trị của hệ số căng bề mặt xác định được trong thí nghiệm này với giá trị hệ số căng bề mặt ϭ của nước cất ở 200C ghi trong Bảng 37.1, sách giáo khoa? Nếu có sai lệch thì nguyên nhân từ đâu?

Bài giải:

Hệ số căng bề mặt trong thí nghiệm thường nhỏ hơn giá trị thực tế trong sgk vì trong sgk làm thí nghiệm ở môi trường lí tưởng nước cất, còn trong phòng thí nghiệm đo tinh khiết của nước và của vòng nhôm không lí tưởng, có sai số trong quá trình đo.

Giải câu 4: Sai số của phép đo hệ số căng bề mặt...

Sai số của phép đo hệ số căng bề mặt ϭ trong bài thực hành chủ yếu gây ra do nguyên nhân nào?

Bài giải:

  • Sai số hệ thống: sai số dụng cụ đo.
  • Sai số ngẫu nhiên:

+ Sai số trong quá trình đo: không làm đúng thí nghiệm, kĩ năng thực hành kém, điều kiện thực hành gặp trở ngại: gió, sức cản không khí,…

+ Sai số trong quá trình tính toán: lấy tròn số khi tính, tính sai,…

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Vật lí lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net