[toc:ul]
I. Những khái niệm cơ bản
Tốc độ trung bình:
$Tốc độ trung bình = \frac{Quãng đường đi được}{Thời gian chuyển động}$
$v_{tb} = \frac{S}{t}$. (m/s).
Ý nghĩa: tốc độ trung bình cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động.
Chuyển động thẳng đều: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
II. Khảo sát chuyển động thẳng đều
Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
s = vtb.t = v.t (m).
v: là tốc độ chuyển động của vật.
Xét một chất điểm M xuất phát từ một điểm A (tại vị trí x0) trên đường thẳng Ox, chuyển động thẳng đều theo phương Ox với tốc độ v. Chọn mốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động.
Phương trình chuyển động của vật là: x = x0 + S = x0 + v.t (m)
Đồ thị tọa độ - thời gian (x – t) là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ x theo thời gian t.
Ví dụ:
Chuyển động thẳng đều là gì?
Chuyển động thẳng đều: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
Nêu những đặc điểm của chuyển động thẳng đều.
Đặc điểm của chuyển động thẳng đều:
Quỹ đạo: đường thẳng.
Tốc độ trung bình: như nhau trên mọi quãng đường.
Tốc độ trung bình là gì?
Tốc độ trung bình là đại lượng cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động và được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được với thời gian chuyển động.
$v_{tb} = \frac{S}{t}$. (m/s).
Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Quãng đường đi được: s = vtb.t = v.t (m).
Phương trình chuyển động của vật là: x = x0 + S = x0 + v.t (m)
Nêu cách vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của một chuyển động thẳng đều.
Để vẽ đồ thì x – t ta cần lập bảng xác định các giá trị tương ứng giữa x và t
Vẽ hai trục tọa độ vuông góc với nhau, trục t là trục hoành, trục x là trục tung.
Trên hệ (x, t) ta vẽ các điểm có (x, t) tương ứng với bảng đã xác định ở trên.
Nối các điểm với nhau ta được đồ thị x – t.
Trong chuyển động thẳng đều
A. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với tốc độ v.
B. tọa độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v.
C. tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
D. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Chọn đáp án đúng.
Chọn đáp án D.
Chỉ ra câu sai.
Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:
A. quỹ đạo là một đường thẳng.
B. vật đi được những quãng đường bẳng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
C. tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
D. tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng.
Chọn đáp án D.
Đồ thị tọa độ - thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như ở Hình 2.5. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?
A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.
Chọn đáp án A.
Giải thích: Vì trong khoảng thời gian này, tọa độ phụ thuộc tuyến tính vào thời gian.
Trên một đường thẳng, tại hai điểm A và B cách nhau 10 km, có hai ô tô xuất phát cùng lúc và chuyển động cùng chiều. Ô tô xuất phát từ A có tốc độ 60 km/h và ô tô xuất phát từ B có tốc độ 40 km/h.
a. Lấy gốc tọa độ ở A, gốc thời gian là lúc xuất phát, hãy viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của hai xe.
b. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục (x, t).
c. Dựa vào đồ thị tọa độ - thời gian để xác định vị trí và thời điểm mà xe A đuổi kịp xe B.
a. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương là chiều từ A đến B.
Mốc thời gian là lúc xuất phát
Quãng đường đi được của hai xe là:
S1 = v1.t = 60.t (km)
S2 = v2.t = 40.t (km).
Phương trình chuyển động của hai xe là:
x1 = x01 + S1 = 60.t (km)
x2 = x02 + S2 = 10 + 40.t (km).
b. Đồ thị x - t của 2 xe:
c. Dựa vào đồ thị, ta có vị trí mà xe 1 (A) đuổi kịp xe 2 (B) là:
t = 0,5 h
x = 30 km.
Một ô tô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về phía thành phố P với tốc độ 60 km/h. Khi đến thành phố D cách H 60 km thì xe dừng lại 1 giờ. Sau đó xe tiếp tục chuyển động về phía P vói tốc độ 40 km/h. Con đường H – P coi như thẳng và dài 100 km.
a. Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của ô tô trên hai quãng đường H – D và D – P. Gốc tọa độ lấy ở H. Gốc thời gian là lúc xe xuất phát từ H.
b. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của xe trên cả con đường H – P.
c. Dựa và đồ thị, xác định thời điểm xe đến P.
d. Kiểm tra kết quả của câu c) bằng phép tính.
Chọn gốc tọa độ tại H, chiều dương là chiều từ H đến P.
Mốc thời gian là lúc xe xuất phát tại H.
a. Quãng đường đi được và phương trình chuyển động của xe là
Trên quãng đường H – D: SH -D = S1 =60.t1 (km), S $\leq $ 60 (km), t1 $\leq $ 1(h)
Trên quãng đường D – P: SD – P = S2 = 40.t2 (km)
Phương trình chuyển động:
x1 = 60.t1, x1 $\leq $ 60 (km), t1 $\leq $ 1(h)
x1 = 60 + 40.t2 ;
b. đồ thị x – t là:
c. Dựa vào đồ thị, ta xác định:
Thời gian xe đi từ H đến D là: t1 = 1 (h).
Thời gian xe nghỉ tại D là 1 (h), thời gian xe đi từ D đến P là t2 = 1 (h)
Vậy tổng thời gian đi là t = 3 (h).
d. Thời gian xe đi từ H đến P là: $t_{1} = \frac{S_{1}}{v_{1}} = \frac{60}{60} = 1$ (h).
Thời gian xe đi từ D đến P là: $t_{2} = \frac{S_{2}}{v_{2}} = \frac{40}{40} = 1$ (h).
Vì xe nghỉ tại D trong 1 h nên tổng thời gian đi là 3h.