Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Tuần 1 tiết 1: Rèn luyện đọc và luyện từ và câu
Bài đọc: Ngày khai trường
Phân biệt từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm
- HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài : Ngày khai trường.
- HS phân biệt được từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm.
+ Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần, trách nhiệm làm việc nhóm
+ Biết giá trị của thời gian, biết quý thời gian, tiếc thời gian, biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc của bản thân.
1, Đối với giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ, máy chiếu (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - GV ổn định lớp học - GV cho cả lớp cùng hát một bài để tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc: Ngày khai trường - GV đọc lại một lần cho HS cảm nhận - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc bài thơ: “giọng chậm rãi, tình cảm, ngắt nghỉ nhịp đúng nơi, đúng chỗ”. - GV cho cả lớp đọc thầm. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ và đọc tiếp nối nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Luyện tập bài đọc Nhiệm vụ 1: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, HS xung phong trả lời đáp án đúng: Câu 1. Ngày khai trường có gì mới lạ? A. Các bạn đi học cười hớn hở B. Ngày khai trường như ngày hội C. Các bạn ai cũng lớn hơn D. Sớm đầu thu trong xanh Câu 2. Khổ thơ “Tiếng trống trường gióng giả/ Năm học mới đến rồi/ Chúng em đi vào lớp/ Khăn quàng bay đỏ tươi" thúc giục các bạn nhỏ bước vào năm học mới với thái độ như thế nào? A. phấn khởi B. chán nản C. sợ hãi D. băn khoăn Câu 3. Tiếng trống khai trường muốn nói gì với em? A. Thông báo năm học cũ đã kết thúc B. Phấn khởi khi trời vào thu C. Giục giã đón các em vào năm học mới D. Nhắc các em hãy mua sách vở mới Câu 4. Nội dung của bài thơ là gì? A. Niềm trăn trở của HS trong ngày khai trường B. Niềm sợ hãi của HS trong ngày khai trường C. Sự chán nản của HS trong ngày khai trường D. Niềm vui sướng của HS trong ngày khai trường
Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS bắt cặp với một bạn bên cạnh, cùng nhau hỏi đáp theo mẫu câu hỏi: 1. Bạn chuẩn bị những gì trước năm học mới? 2. Niềm vui của ban vào ngày khai trường là gì? 3. Bạn mong muốn một năm học mới như thế nào? - GV cho các cặp đôi tiến hành hỏi đáp lẫn nhau. - GV gọi 2 – 3 cặp đứng dậy thực hành. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi các cặp đôi hoàn thành tốt.
Hoạt động 3: Luyện tập từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm - GV có các thẻ từ: viết, tai, xanh, bát ngát, đỏ tươi, mũi, hoa hồng, chó, mặt đất, cười, béo, thấp, bàn ghế, sấm, khóc, nhảy, xinh xắn. - GV yêu cầu HS chia các thẻ từ vào các nhóm thích hợp ở bảng sau:
- GV đọc từng thẻ từ và gọi HS đứng dậy phân loại.
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung luyện tập. - GV nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. |
- HS trật tự - Cả lớp cùng hát một bài
- HS tập trung lắng nghe
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS đọc thầm - HS đọc trước lớp - HS lắng nghe nhận xét.
- HS đọc thầm bài thơ , ghi nhớ nội dung từng khổ thơ hoàn thành bài tập Đáp án: Câu 1. Ngày khai trường mới lạ: Đáp án: B. Ngày khai trường như ngày hội.
Câu 2. Khổ thơ thúc giục các bạn nhỏ bước vào năm học mới với thái độ: Đáp án: A. phấn khởi
Câu 3. Tiếng trống khai trường muốn nói với em: Đáp án: C. Giục giã đón các em vào năm học mới.
Câu 4. Nội dung của bài thơ là: Đáp án: D. Niềm vui sướng của HS trong ngày khai trường
- HS lắng nghe yêu cầu, bắt cặp và thực hiện hỏi đáp.
- HS hỏi đáp lẫn nhau
- HS trình bày, lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe yêu cầu bài tập
- HS hoàn thành bài tập: · Từ chỉ vật: tai, mũi, hoa hồng, chó, mặt đất, bàn ghế, sấm. · Từ chỉ hoạt động: viết, cười, khóc, nhảy. · Từ chỉ đặc điểm: xanh, bát ngát, đỏ tươi, béo, thấp, xinh xắn.
- HS nhắc lại - HS lắng nghe và tiếp thu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác