BÀI 18: CƠ QUAN TIÊU HÓA
TIẾT 1
KHỞI ĐỘNG
Điều gì sẽ xảy ra với thức ăn khi chúng ta ăn vào cơ thể?
KHÁM PHÁ
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.
- Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào?
- Các bộ phận của cơ quan tiêu hóa gồm:
- Miệng
- Tuyến nước bọt
- Thực quản
- Gan
- Túi mật
- Tụy
- Dạ dày
- Ruột non
- Ruột già
- Hậu môn
- Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc tại hậu môn, dài đến 7 mét, gấp 4 lần chiều cao của người trưởng thành.
- Thực quản là một ống dài khoảng 25 xen-ti-mét.
- Dạ dày là thành phần phình to nhất của ống tiêu hóa, làm thành cái túi có thể tích khoảng 1200 xen-ti-mét khối.
- Ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa, dài từ 4 đến 6 mét ở người trưởng thành. Ruột già dài khoảng 1-1,5 mét.
THỰC HÀNH
- Ghép các thẻ chữ thích hợp vào sơ đồ cơ quan tiêu hóa.
- Hãy chỉ vị trí một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa trên cơ thể em.
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 2 KNTT SOẠN CHI TIẾT:
TIẾT 2
KHỞI ĐỘNG
Chỉ và nêu tên một số bộ phân chính của cơ quan tiêu hóa.
KHÁM PHÁ
- Học sinh quan sát Hình 4 SGK tr.76 và trả lời câu hỏi:
Chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ dưới đây.
Hãy nói về tiêu hóa thức ăn ở một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa.
Đường đi của thức ăn:
- Tại khoang miệng: thức ăn được răng cắt, nghiền nhỏ; lưỡi nhào trộn; nước bọt tẩm ướt cho dễ nuốt.
- Tại dạ dày: co bóp, nhào trộn thức ăn thành dạng lỏng; một phần thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng.
Đường đi của thức ăn:
- Tại ruột non: hầu hết thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng nhờ mật, dịch tụy và dịch ruột. Chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu đi nuôi cơ thể.
- Tại ruột già: Hấp thụ phần lớn nước, chất cặn bã chuyển thành phân.
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 3 KNTT KHÁC:
EM CÓ BIẾT?
- Mỗi ngày tuyến nước bọt tiết ra khoảng từ 800 ml đến 1200 ml nước bọt. Khi nhai, ngửi, nhìn thấy thức ăn ngon, nước bọt có thể được tiết ra nhiều hơn. Khi ngủ, nước bọt tiết ra ít hơn.
- Nước bọt có vai trò chống vi khuẩn ở khoang miệng.
THỰC HÀNH
Chơi trò chơi “Đó là bộ phận nào?”
TRÒ CHƠI: AI LÀ TRIỆU PHÚ
Thực quản là một ống dài khoảng bao nhiêu cm?.
Bộ phận nào co bóp, nhào trộn thức ăn thành dạng lỏng?
Bộ phận nào là thành phần phình to nhất của ống tiêu hóa?
- Túi mật
- Thực quản
- Dạ dày
- Tụy
Thức ăn được răng cắt, nghiền nhỏ và lưỡi nhào trộn tại đâu?
- Tại hậu môn
- Tại thực quản
- Tại dạ dày
- Tại khoang miệng
ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:
VẬN DỤNG
- Hãy viết lại việc ăn, uống và thải chất cặn bã của em trong 3 ngày gần đây theo gợi ý sau:
- Nhận xét về việc ăn, uống, thải chất cặn bã của em và chia sẻ với các bạn.
Miêu tả bức tranh, lời thoại nhắc nhở em điều gì?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung Bài 18.
- Đọc và chuẩn bị trước Bài 19 – Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa.