Hướng dẫn giải nhanh Khoa học 4 CTST bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn Khoa học 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

BÀI 15. THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN?

Câu 1: Quan sát hình 1 và cho biết:

Cây đậu có cần thức ăn để sống và phát triển không?

Thức ăn của cây đậu là gì?

Trả lời:

Sau khi quan sát hình, em nhận thấy cây đậu rất cần thức ăn để sống và phát triển.

Theo em, các chất dinh dưỡng, nước ở trong đất là thức ăn của cây đậu.

1. Các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật

Câu 1: Quan sát các hình mô tả bốn thí nghiệm đối với cây đậu xanh sẽ hình mô là bốn thí nghiệm đối với cây do sau đây:

Cây đối chứng

- Tưới nước đầy đủ.

- Đặt dưới ánh sáng mặt trời.

- Nhiệt độ môi trường thích hợp.

- Trồng trong chậu chứa đất có chất khoáng.

Cây thí nghiệm 1

Điều kiện chăm sóc tương tự cây đối chứng nhưng không được tưới nước.

Cây thí nghiệm 2

Điều kiện chăm sóc tương tự cây đối chứng nhưng cây được đặt trong tối, không nhận được ánh sáng.

Cây thí nghiệm 3

Điều kiện chăm sóc tương tự cây đối chứng nhưng lá cây được quét một lớp mỏng keo trong suốt ở hai mặt lá để không thể trao đổi không khí với môi trường.

Cây thí nghiệm 4 

Điều kiện chăm sóc tương tự cây đối chứng nhưng cây được trồng trong chậu đựng sỏi đã rửa sạch.

Hoàn thành phiếu sau theo gợi ý:

Rút ra kết luận các yếu tố cần thiết để cây có thể sống và phát triển bình thường.

Trả lời:

Sau khi quan sát bốn hình, em có thể mô tả các thí nghiệm theo bảng sau: 

Thí nghiệm

Mô tả

1

Cung cấp đầy đủ các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng cho cây đậu nhưng không cung cấp nước.

2

Cung cấp đầy đủ các yếu tố nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng cho cây đậu nhưng không cung cấp ánh sáng.

3

Cung cấp đầy đủ các yếu tố nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng cho cây đậu nhưng lá cây được quét một lớp keo mỏng trong suốt ở hai mặt lá.

4

Cung cấp đầy đủ các yếu tố nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng cho cây đậu nhưng trồng trong chậu đựng sỏi.

Em có thể hoàn thành phiếu học tập như sau: 

Tên cây

Nước

Ánh sáng

Không khí

Chất khoáng

Kết quả quan sát ở ngày thứ 8

Giải thích kết quả thí nghiệm

Cây đối chứng

Cây sống bình thường

Cây được cung cấp đầy đủ các yếu tốt để sinh sống và phát triển bình thường

Cây thí nghiệm 1

Không

Cây chết

Nước là rất quan trọng với sự tồn tại của cây, cây thiếu nước nên không thể tồn tại.

Cây thí nghiệm 2

Không

Cây bị vàng lá

Lá cây không được cung cấp ánh sáng nên mất các chất diệp lục do vậy không thể nào xanh được.

Cây thí nghiệm 3

Không

Cây không phát triển

Lá cây bị bôi một lớp keo nên không thể trao đổi không khí với môi trường do đó không thể phát triển

Cây thí nghiệm 4

Không

Cây héo

Chất khoáng vô cùng quan trọng với cây, cây không được cung cấp chất khoáng nên không thể nuôi sống.

Từ thí nghiệm trên, em có thể rút ra kết luận sau: để cây có thể sống và phát triển bình thường, cây cần được cung cấp các yếu tố cần thiết là: nước, ánh sáng, không khí và chất khoáng.

Câu 2: Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài thì những cây lúa ở trong hình 7 có sống và phát triển bình thường không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, nếu thời tiết nắng nóng kéo dài thì những cây lúa sẽ không thể sống và phát triển bình thường được, bởi khi nắng nóng sẽ không có nước mà cây không được cung cấp đủ nước sẽ không thể sống và phát triển bình thường được.

2. Trao đổi khí, nước và chất khoáng với môi trường và tự tổng hợp chất dinh dưỡng ở thực vật.

Câu 1: Quan sát hình 8, đọc thông tin trong hình vẽ và trả lời các câu hỏi:

Cây xanh tự tổng hợp chất dinh dưỡng nhờ những yếu tố nào?

Sự tổng hợp chất dinh dưỡng được thực hiện chủ yếu ở bộ phận nào của cây xanh? Quá trình này gọi là gì?

Quá trình quang hợp ở lá còn tạo ra khí gì? Sự trao đổi khí này có gì khác so với quá trình hô hấp ở cây xanh?

Bộ phận nào giúp cây xanh lấy nước và chất khoáng cho cây?

Bộ phận nào của cây có chức năng đưa nước và chất khoáng từ rễ lên lá?

Trả lời:

Sau khi quan sát hình 8, em có thể trả lời như sau: 

  • Để tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cây như nước và khí cacbonic, cây xanh dùng năng lượng ánh sáng mặt trời.

  • Bộ phận chủ yếu thực hiện tổng hợp chất dinh dưỡng là lá cây. Quá trình này gọi là quá trình quang hợp.

  • Quá trình quang hợp ở lá còn tạo ra khí ô-xi. Sự trao đổi này khác so với quá trình hô hấp ở cây ở chỗ quang hợp lấy khí các-bo-nic thải khí o-xi còn hô hấp thì ngược lại, lấy khí ô-xi thải khí các-bo-níc.

  • Bộ phận giúp cây lấy nước và chất khoáng là rễ.

  • Bộ phận đưa nước và chất khoáng từ rễ lên lá là thân cây. 

Câu 2: Hoàn thành sơ đồ quang hợp ở thực vật theo gợi ý:

Trả lời:

Nước -> Thực vật -> Hơi nước

Khí các-bô-níc -> Thực vật -> Khí ô-xi

Chất khoáng -> Thực vật -> Chất dinh dưỡng

Câu 3: Trò chơi: “Ai đúng, ai nhanh?"

Cùng ghép các thẻ chữ vào sơ đồ trao đổi chất trong quá trình quang hợp.

  • Nước và chất khoáng

  • Ô-xi

  • Chất khoáng Chất dinh dưỡng

  • Hơi nước

  • Các-bô-níc

  • Nước

Trả lời:

Em có thể ghép các thẻ như sau: 

  • Thẻ a: nước

  • Thẻ b: nước và chất khoáng

  • Thẻ c: các-bô-níc

  • Thẻ d: ô-xin

  • Thẻ e: hơi nước

  • Thẻ g: chất dinh dưỡng

  • Thẻ h: chất khoáng

Câu 4: Em tập làm khoa học: Thí nghiệm “Lá có thoát hơi nước không?"

Chuẩn bị:

Một cây trồng trong chậu, một túi ni lông trong suốt đủ để bao trùm chậu trồng cây, một túi ni lông trong suốt lớn hơn để bao trùm cả chậu và cây, hai sợi dây buộc.

Thực hiện:

Tưới nước vừa đủ cho chậu cây.

Đặt chậu cây vào túi ni lông nhỏ và buộc túm miệng túi lại sao cho khít vào thân của cây.

Đặt tiếp chậu cây vào túi ni lông lớn hơn và buộc túm miệng túi ni lông lớn phía trên sao cho che kín toàn bộ cây như hình 10.

Sau một thời gian, quan sát bên trong túi ni lông lớn và nhỏ.

Thảo luận:

Nhận xét hiện tượng bên trong túi ni lông nhỏ và lớn.

Giải thích hiện tượng mà em quan sát được.

Trả lời:

Sau khi thực hiện thí nghiệm, em nhận thấy hiện tượng xuất hiện bên trong túi ni lông nhỏ và lớn là hơi nước.

Hiện tượng này xảy ra vì nước được tưới vào cây sẽ bốc hơi qua đất, một phần nước được vận chuyển từ rễ lên sẽ thoát qua lá dưới dạng hơi nước ra ngoài không khí.

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh sách giáo khoa Khoa học 4 chân trời, giải siêu nhanh sách Khoa học 4 CTST.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net