Hướng dẫn giải nhanh Khoa học 4 CTST bài 28: Phòng tránh đuối nước

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn Khoa học 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 28: Phòng tránh đuối nước. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

BÀI 28. PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC

Câu 1: Khi đi bơi em cần chuẩn bị những gì?

Trả lời:

Theo em, khi đi bơi em cần đem theo áo phao, phao bơi, kính bơi, khởi động trước khi xuống bơi và chuẩn bị đồ giữ ấm khi tắm xong.

1. Cần làm gì để phòng tránh đuối nước?

Câu 1: Hãy cho biết những việc nào nên làm, những việc nào không nên làm để phòng tránh đuối nước trong các hình sau. Vì sao?

Theo em, nên làm gì và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước?

Trả lời:

Từ những hình trên, em nhận thấy những việc nên làm, không nên làm để phòng tránh đuối nước như sau: 

Hành động

Nên làm

Không nên làm

Lí do

Chơi nô đùa gần ao, hồ, sông.

 

x

Bởi ta có thể sảy chân ngã xuống.

Tự học bơi khi không có người lớn giám sát.

 

x

Bởi nếu chúng ta gặp nguy hiểm khi bơi sẽ không có người lớn cứu giúp.

Đứng gần giếng sâu.

 

x

Điều này rất nguy hiểm vì nếu ngã xuống sẽ rất khó có thể ứng cứu.

Đậy nắm chum, giếng cẩn thận.

x

 

Đảm bảo để tránh trẻ em ngã vào.

Học bơi khi có người lớn bên cạnh.

x

 

Vì người lớn sẽ dạy ta cách bơi an toàn hoặc có thể giúp ta khi gặp nguy hiểm.

Nô đùa khi đi thuyền, không mặc áo phao.

 

x

Bởi ta rất có khả năng sẽ bị ngã xuống suối, sông bất cứ khi nào.

Kêu cứu khi bị đuối nước.

x

 

Điều này sẽ giúp người bị đuối nước được cứu kịp thời.

Mặc đồ bảo hộ, áo phao khi xuống nước.

x

 

Nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.

Theo em những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh đuối nước là:

  • Nên làm: học bơi, luôn có người giám sát hoặc bơi cùng, sử dụng áo phao,…

  • Không nên làm: không bơi một mình, tránh bơi sau khi ăn hoặc bơi ở vùng nước sâu, không sử dụng đồ bảo hộ,…

Câu 2: Xử lí tình huống

Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống dưới đây?

Em hãy cùng các bạn phân tích, đóng vai và vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó.

Trả lời:

Theo em, tình huống trong hình 9, 10 có thể xảy ra như sau: 

  • Hình 9: các bạn có thể trượt chân ngã xuống nước vì đá ở đó rất trơn, các bạn cần cẩn thận khi đi qua. Nếu là em trong trường hợp này, em sẽ đi cùng người lớn để đảm bảo an toàn cho bản thân.

  • Hình 10: bạn có thể bị ngã xuống hồ bơi khi cố với lấy quả bóng, hoặc tình huống xấu hơn là bạn có thể bị đuối nước. Nếu là em, em sẽ dùng vật khác để vớt lấy quả bóng hoặc nhờ người lớn có đồ bảo hộ lấy hộ.

2. Một số nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi

Câu 1: Quan sát các hình dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Những việc nào nên làm và không nên làm khi đi bơi hoặc tập bơi? Vì sao?

Để an toàn khi bơi hoặc tập bơi, chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Từ những hình trên, em nhận thấy những việc nên làm/ không nên làm khi hơi hoặc tập bơi là: 

Việc làm

Nên làm

Không nên làm

Lí do

Bơi tại bể bơi dành cho trẻ em.

x

 

Bơi tại bể bơi này sẽ phù hợp với bản thân và đảm bảo an toàn.

Tắm hoặc bơi lội khi cơ thể đang ra mồ hôi, khi vừa ăn no,...

 

x

Bởi lúc này cơ thể khó vận động, nếu bơi sẽ gây ra chuột rút dẫn đến đuối nước.

Đi bơi cùng người lớn.

x

 

Nhằm đảm bảo có người cứu giúp khi ta gặp những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Bơi tại những bể bơi có phao cứu sinh, sào cứu hộ và có sự giám sát của người cứu hộ.

x

 

Các bể bơi này đảm bảo an toàn tối đa cho ta khi bơi.

Tự ý lặn xuống nước.

 

x

Điều này khiến ta có nguy cơ bị đuối nước cao.

Để an toàn khi bơi hoặc tập bơi, chúng ta nên tuân theo những nguyên tắc sau: 

  • Học bơi

  • Không bơi một mình

  • Sử dụng áo phao hoặc các thiết bị an toàn khác

  • Kiểm tra điều kiện nước

  • Tuân theo các quy tắc và biển báo an toàn

  • Tránh bơi khi vừa ăn hoặc uống xong

Câu 2: Xử lí tình huống

Em sẽ khuyên bạn điều gì trong mỗi tình huống sau?

Trả lời:

Sau khi quan sát các hình, em có thể khuyên các bạn như sau: 

  • Hình 15: Bạn không nên đi bơi ngay sau khi ăn no, bởi lúc này cơ thể đang hoạt động để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, nếu đi bơi bây giờ cơ thể sẽ khó vận động, không thể bơi được.

  • Hình 16: Bạn cần học bơi để bảo vệ bản thân khi xảy ra các tình huống bất ngờ dưới nước, đồng thời cũng rèn luyện kỹ năng phản xạ dưới nước. 

Câu 3: Em tập làm tuyên truyền viên

  • Cùng các bạn thảo luận về một số nguyên tắc bơi an toàn.

  • Em và mọi người xung quanh đã làm gì để phòng tránh đuối nước?

  • Hãy vẽ hoặc viết bản “Cam kết thực hiện nguyên tắc bơi an toàn".

  • Đóng vai là tuyên truyền viên để tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện.

Trả lời:

Em và các bạn đã thảo luận về các nguyên tắc bơi an toàn như sau: 

  • Trang bị những đồ bơi bảo đảm an toàn như: phao, kính.

  • Bơi tại những bể bơi có phao cứu sinh, sào cứu hộ và có sự giám sát của người cứu hộ.

  • Đi bơi có người lớn hoặc người khác.

  • Bơi tại bể bơi dành cho trẻ em.

Các cách phòng tránh đuối nước mà em và bạn đã cùng thảo luận là: 

  • Cần đậy nắm chum, giếng cẩn thận.

  • Học bơi khi có người lớn bên cạnh.

  • Mặc đồ bảo hộ, áo phao khi xuống nước.

  • Kêu cứu khi bị đuối nước.

  • Không chơi nô đùa gần ao, hồ, sông.

  • Không tự học bơi khi không có người lớn giám sát.

  • Không đứng gần giếng sâu.

Em có thể vẽ bảng cam kết như sau: 

 
Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh sách giáo khoa Khoa học 4 chân trời, giải siêu nhanh sách Khoa học 4 CTST.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com