Hướng dẫn giải nhanh Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 7: Nồng độ dung dịch

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn Khoa học tự nhiên 8 bộ sách chân trời sáng tạo bài 7: Nồng độ dung dịch. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

BÀI 7: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

Câu 1: Có 2 cốc chứa cùng một thể tích nước muối (dung dịch NaCl), một cốc mặn (đặc) và một cốc nhạt (loãng). Đại lượng nào dùng để đánh giá độ đặc, loãng của dung dịch?

Hướng dẫn trả lời:

Nồng độ.

1. DUNG DỊCH

Câu 1: Hãy xác định chất tan và dung môi trong các dung dịch tạo thành ở Hình 7.1.

Hướng dẫn trả lời:

  • Trong dung dịch muối: muối ăn NaCl (chất tan); nước (dung môi).

  • Trong dung dịch đường: đường C12H22O11 (chất tan); nước (dung môi)..

Câu 2: Tại sao lại gọi nước đường, nước muối là các dung dịch?

Hướng dẫn trả lời:

Do chúng là hỗn hợp đồng nhất khi hoà tan đường hay muối (chất rắn) vào nước (chất lỏng) 

2. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC

Tìm hiểu khái niệm độ tan

Câu 1: Độ tan của một chất trong nước phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Hướng dẫn trả lời:

Trong nước: nhiệt độ. 

Đối với chất khí: nhiệt độ và áp suất.

Câu 2: Quan sát đồ thị Hình 7.2, hãy nhận xét độ tan của một số chất rắn và chất khí thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ.

Hướng dẫn trả lời:

Độ tan của chất rắn sẽ tăng (trừ số ít trường hợp như Na2SO4 …)

Độ tan của chất khí sẽ giảm.

Câu 3: Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 25∘C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hoà tan hết 76,75 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hoà.

Hướng dẫn trả lời:

S = (mct/mdd)100 = (76,75/250)100 = 30,7

Câu 4: Hãy giải thích tại sao:

a) Khi pha nước chanh đá, người ta thường hoà tan đường hoặc muối ăn vào nước nóng, sau đó mới cho đá lạnh vào.

b) Trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta thường nén khí (carbon dioxide) ở áp suất cao.

Hướng dẫn trả lời:

a) Đường hoặc muối ăn tan tốt trong nước nóng, tan kém trong nước lạnh. 

b) Độ tan của khí carbon dioxide tăng khi ở áp suất cao. 

3. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

Câu 1: Quan sát Hình 7.3, hãy cho biết vì sao 3 dung dịch của cùng một chất nhưng màu sắc của chúng lại khác nhau.

Hướng dẫn trả lời:

Do khác nồng độ.

Tính nồng độ phần trăm của dung dịch

Câu 2: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch ta cần biết những thông tin gì?

Hướng dẫn trả lời:

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:

C%=(mct/mdd)100(%)

  • Cần biết:

Khối lượng chất tan (mct);

Khối lượng dung dịch (mdd).

Câu 3: Hoà tan 21 gam KNO3 vào 129 gam nước thu được dung dịch KNO3. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KNO3 thu được.

Hướng dẫn trả lời:

Khối lượng dung dịch = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan

= 129 + 21 = 150 gam.

Nồng độ phần trăm của dung dịch KNO3 :

C% = (mct/mdd)100(%) = (21/150).100(%) = 14(%)

Tính nồng độ mol của dung dịch

Câu 4: Làm thế nào để xác định được nồng độ mol của dung dịch?

Hướng dẫn trả lời:

Nồng độ mol của dung dịch:

CM = n/Vdd

  • Cần biết: số mol chất tan và thể tích dung dịch

Câu 5: Hoà tan 16 gam CuSO4 khan vào nước thu được 200 ml dung dịch CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4

Hướng dẫn trả lời:

Số mol chất tan: CuSO4 = 16/160 = 0,1(mol)

200 ml = 0,2 lít.

Nồng độ mol của ddCuSO4 là:

CM =  n/Vdd = 0,1/0,2=0,5(M)

4. PHA CHẾ DUNG DỊCH

Thực hành pha chế dung dịch theo một nồng độ cho trước

Câu 1: Từ muối ăn NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và nêu cách pha chế 100 mL dung dịch NaCl có nồng độ 1 M.

Hướng dẫn trả lời:

Cần: 1 ống đong dung tích 150 mL, đũa thuỷ tinh, cân đồng hồ hoặc cân điện tử, muối ăn, nước cất.

Tính toán:

Số mol chất tan: nNaCl = 0,1 × 1 = 0,1 (mol);

-> mNaCl = 0,1 × 58,5 = 5,85 (gam).

Cách pha chế:

- Lấy 5,85 gam NaCl cho vào ống đong.

- Rót từ từ nước cất vào ống đong và khuấy nhẹ cho đủ 100 mL dung dịch, thu được 100 mL dung dịch NaCl.

Câu 2: Gia đình bác nông dân muốn thực hiện dự án nuôi cá trong một hồ nước lợ. Để có được một hồ chứa nước lợ (dung dịch 1% muối ăn) thì bác nông dân đã cho vào hồ rỗng 1 000 kg nước biển (nước mặn chứa muối ăn với nồng độ dung dịch 3,5%). Bác nông dân phải đổ thêm vào hồ một khối lượng nước ngọt (có khối lượng muối ăn không đáng kể) là bao nhiêu để được một hồ chứa nước lợ có nồng độ 1% muối ăn?

Hướng dẫn trả lời:

Khối lượng muối trong 1000 kg nước biển là:

mNaCl = ( 1000×3,5)/100 = 35(kg)

Gọi x (kg) là khối lượng nước ngọt cần phải thêm (x > 0).

Lượng nước trong hồ: 1000 + x (kg).

  • =>(35/1000+x).100 = 1 ⇔ x=2500

Vậy bác nông dân phải thêm vào hồ 2.500 kg nước ngọt.

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 7: Nồng độ dung dịch , Hướng dẫn giải nhanh Khoa học tự nhiên 8 CTST

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com