Hướng dẫn giải nhanh sinh học 11 Cánh diều bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn sinh học 11 bộ sách cánh diều bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu 1: Những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng, phát triển ở sinh vật:

Hướng dẫn trả lời:

Biểu hiện

Sinh trưởng

Phát triển

 Hạt nảy mầm

 

x

Cây cao lên 

x

 

Gà trống bắt đầu biết gáy 

 

x

Cây ra hoa 

 

x

Diện tích phiến lá tăng lên 

x

 

Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4kg

x

 

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Câu 1: Quan sát hình 15.1 trang 101, cho biết sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc (đậu phộng) diễn ra như thế nào?

Quan sát hình 15.1 trang 101, cho biết sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc (đậu phộng) diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Hạt nảy mầm → Hình thành lá và bộ rễ → Rễ và lá cây phát triển mạnh → Cây ra hoa → Hình thành củ lạc ở rễ.

II. DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Câu 2: Nêu các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ minh họa ở thực vật.

Hướng dẫn trả lời:

  • Dấu hiệu đặc trưng: tăng tế bào → tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

  • Ví dụ: Ở thực vật, giai đoạn đầu có thể cao từ 1 - 10 cm, giai đoạn trưởng thành cây cao hơn, lá rộng hơn, thân to hơn.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Câu 3: Giải thích mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời:

  • Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thaí mới.

  • Ví dụ: hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con trưởng thành ra nụ, nụ phát triển thành hoa và kết quả.

IV. VÒNG ĐỜI VÀ TUỔI THỌ

Câu 4: Quan sát hình 15.2 trang 103, mô tả những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa (hình 15.2a) và cây đậu (hình 15.2b).

Quan sát hình 15.2 trang 103, mô tả những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa (hình 15.2a) và cây đậu (hình 15.2b).

Hướng dẫn trả lời:

  • Bọ rùa: trứng nở thành con non tồn tại dưới dạng nhộng trong một thời gian  → trưởng thành → giao phối và đẻ trứng

  • Cây đậu: hạt nảy mầm thành cây non, cây non sinh trưởng và phát triển thành cây trưởng thành, cây trưởng thành sẽ đơm hoa và tạo quả đậu.

Câu 5: Nêu các lĩnh vực có thể ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn

Hướng dẫn trả lời:

Có thể ứng dụng rộng rãi hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn. Trong trồng trọt, chăn nuôi, vận dụng hiểu biết về vòng đời của cây trồng, vật nuôi để có các biện pháp nuôi trồng, chăm sóc và khai thác phù hợp với từng giai đoạn trong vòng đời để thu được hiệu quả cao nhất.

Câu 6: Nêu có yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người

Hướng dẫn trả lời:

Tuổi thọ của con người phụ thuộc rất lớn vào yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống. Những yếu tố môi trường là chế độ ăn uống, tập luyện, trạng thái tâm lí, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, bệnh tật,...

LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến tuổi thọ của con người. Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời:

  • Các yếu tố môi trường sống như chế độ ăn uống, luyện tập, môi trường sống, lối sống,… đều gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, các vấn đề sức khỏe,… của cơ thể, do đó tác động kéo dài hoặc rút ngắn tuổi thọ.

  • Ví dụ:

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mắc bệnh, làm tăng tuổi thọ.
Luyện tập thể dục thường xuyên làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan khỏe mạnh. 
Thái độ sống tích cực, lạc quan giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
Môi trường sống không bị ô nhiễm giúp cơ thể khỏe mạnh, sống lâu.

VẬN DỤNG

Câu 1: Tìm hiểu vòng đời của một loài thực vật hoặc động vật ở địa phương.

Hướng dẫn trả lời:

  • Môi trường sống: Nước ngọt.

  • Cá chép thuộc lớp cá xương, đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển qua giai đoạn ấu trùng.

  • Đến mùa sinh sản, cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn vào các cây thuỷ sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng  → phát triển thành phôi → ấu trùng cá con nở ra bắt đầu quá trình kiếm ăn  → cá trưởng thành bắt đầu một chu kì sinh sản mới.

Câu 2: Giải thích vì sao để tiêu diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở thường xuyên (đặc biệt là bể nước, bình chứa nước cắm hoa,...), tránh ứ đọng nước lâu ngày.

Hướng dẫn trả lời:

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước → ấu trùng sống trong nước một thời gian → nhộng → muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Vì vậy, để tiêu diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở thường xuyên, tránh ứ đọng nước lâu ngày.

Tìm kiếm google: giải ngắn gọn Sinh học 11 cánh diều bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, Soạn ngắn Sinh học 11 CD bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 Cánh diều mới

PHẦN 4. SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com