Trong câu nói của lí trưởng có sử dụng hình thức chơi chữ, từ đó mà tạo nên tiếng cười: Từ “phải” ở đâyđược sử dụng là một từ đa nghĩa.
- Nghĩa 1: Là chỉ lẽ phải, chỉ cái đúng, tức là từ chỉ tính chất. Nhưng khi từ này kết hợp với từ chỉ số lượng (bằng 2) thành cụm: “phải bằng 2”, thì nghĩa của nó lại là định lượng cho mức tiền lo lót của Cải và Ngô với lí trưởng.
- Với việc sử dụng việc thuật chơi chữ như vậy, chỉ trong một lời thoại ngắn, tác giả đã đưa người đọc đi từ trạng thái “tưởng là thế này” đến “hóa ra thế kia” trong tích tắc.
=> Lời nói của lí trưởng nhưng vừa vô lý nhưng lại có chỗ hợp lý. Xét về vô lí khi đặt nó trong một phiên tòa bình thường, hợp lí khi ta đặt nó vào mối quan hệ thực tế giữa các nhân vật. Người đọc dễ nhận thấy ở lý trưởng nói bằng mối quan hệ thực tế đó, tức là cái hợp lí đã thay thế cho cái vô lí. Từ đó người đọc mới bất ngờ vỡ lẽ về bản chất: tư lợi từ việc công một cách hồn nhiên và trắng trợn của lí trưởng. Công lí lúc này được thực thi như thế, do những con người như thế nắm giữ. Thật là nực cười biết bao nhiêu. Một tiếng cười đầy tính răn dạy được bật ra khi quá trình
nhận thức kết thúc.