Phân tích quan niệm sống, vẻ đẹp nhân cách của tác giả thể hiện trong hai câu thơ cuối.

Phân tích quan niệm sống, vẻ đẹp nhân cách của tác giả thể hiện trong hai câu thơ cuối.

Câu trả lời:

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến và chiêm nghiệm lẽ đời, đã đi đến cùng của sự khôn dại để thấu hiểu và tìm ra triết lí “nhàn” – cũng là triết lí nhân sinh sâu sắc qua hai câu thơ kết:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng.  Phải trải qua tất cả cảnh đời, trường đời như thế rồi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đạt tới thế ứng xử văn hóa mang tinh thần triết lí về nhàn dật và tự tại. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất. Ông xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên cây cỏ. Đó là lối sống không vướng bận, không bon chen. Đó là quan niệm sống tích cực vì trong hoàn cảnh rối ren, nhiều bon chen, phụ bạc tác giả muốn giữ gìn nhân cách, sự thanh thản, tĩnh tại cho mình.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com