Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 18: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHỦ ĐỀ 6: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG  

BÀI 18: NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Động cơ xăng 2 kì có mấy cửa khí?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Động cơ đốt trong có mấy loại điểm chết?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Quan hệ giữa thể tích toàn phần, thể tích công tác và thể tích buồng cháy là:

  1. Va = Vc + Vs
  2. Va = Vc - Vs
  3. Va = Vs - Vc
  4. Va = Vs .Vc

Câu 4: Cuối kì nén, ở động cơ Diesel diễn ra quá trình

  1. bật tia lửa điện.
  2. phun nhiên liệu
  3. đóng cửa quét
  4. đóng cửa thải

Câu 5: Đối với động cơ xăng 4 kì, kì số 3 có tên là gì?

  1. Kì nạp
  2. Kì nén
  3. Kì nổ
  4. Kì thải

Câu 6: Kí hiệu của thể tích công tác là

  1. Vc
  2. Va
  3. Vs
  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 7: Khái niệm điểm chết trên?

  1. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
  2. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
  3. Là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động
  4. Không xác định được

 

Câu 8: Đối với nguyên lí làm việc của động cơ Diesel 4 kì, kì nào gọi là kì sinh công?

  1. Kì nạp
  2. Kì nén
  3. Kì nổ
  4. Kì thải

Câu 9: Đối với động cơ Diesel 4 kì, kì số 2 có tên là gì?

  1. Kì nạp
  2. Kì nén
  3. Kì nổ
  4. Kì thải
  5. Có thể có nhiều xi lanh
  6. Có thể không cần đến xi lanh

 

Câu 10: Tỉ số nén của động cơ Diesel như thế nào so với động cơ xăng?

  1. Như nhau
  2. Cao hơn
  3. Thấp hơn
  4. Không xác định

 

Câu 11: Kí hiệu của thể tích toàn phần là

  1. Vc
  2. Va
  3. Vs
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Khái niệm điểm chết?

  1. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
  2. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
  3. Là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động
  4. Không xác định được

Câu 13: Khái niệm hành trình pit-tông?

  1. Là quãng đường pit-tông đi được giữa 2 điểm chết
  2. Là quãng đường pit-tông đi được trong một chu trình
  3. Là quãng đường mà pit-tông đi được khi trục khuỷu quay 1 vòng 3600.
  4. Là quãng đường mà pit-tông đi được khi trục khuỷu quay 7200.

Câu 14: Mối quan hệ giữa hành trình pit-tông và bán kính trục khuỷu là

  1. S = R
  2. S = 2R
  3. R = 2S
  4. S = 3R

Câu 15: Khái niệm điểm chết dưới?

  1. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
  2. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
  3. Là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động
  4. Không xác định được
  1. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là của động cơ 2 xăng kì?

  1. Có xupap nạp
  2. Có xupap thải
  3. Có 3 cửa khí
  4. Có xupap nạp và xupap thải

Câu 2: Ở động cơ xăng 2 kì, hòa khí qua cửa nạp vào đâu?

  1. Vào xilanh
  2. Vào cacte
  3. Vào xilanh hoặc cacte
  4. Không xác định

Câu 3: Kỳ nào được gọi là kỳ sinh công trong động cơ 4 kỳ

  1. Kỳ 1
  2. Kỳ 2
  3. Kỳ 3
  4. Kỳ 4

Câu 4: Chọn câu sai

  1. Trên nắp máy có lắp bu gi đối với động cơ xăng
  2. Trên nắp máy có lắp vòi phun nhiên liệu đối với động cơ Diesel
  3. Xi lanh ghép với thân máy, nắp máy cùng với pít tông tạp thành không gian làm việc của động cơ.
  4. Nắp máy dùng để đóng mở cửa nạp

Câu 5: Pit-tông được trục khuỷu dẫn động ở kì nào? Chọn đáp án sai

  1. Kì nạp
  2. Kì nén
  3. Kì nổ
  4. Kì thải

Câu 6: Chọn phát biểu đúng

  1. Điểm chết là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động
  2. Điểm chết trên là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
  3. Điểm chết dưới là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Hành trình pit-tông là? Chọn phát biểu sai

  1. Là quãng đường mà pit-tông đi được từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới.
  2. Là quãng đường mà pit-tông đi được từ điểm chết dưới lên điểm chết trên
  3. Là quãng đường mà pit-tông đi được trong một chu trình.
  4. Là quãng đường mà pit-tông đi được trong một kì

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Thể tích công tác của một xi lanh khi biết thể tích công tác của động cơ 4 xi lanh là 2,4 lít

  1. 0,6 lít
  2. 6 lít
  3. 9,6 lít
  4. 6,4 lít

Câu 2: Dầu bôi trơn dùng lâu phải thay vì lí do gì?

  1. Dầu bôi trơn bị loãng
  2. Dầu bôi trơn bị đông đặc
  3. Dầu bôi trơn bị cạn
  4. Dầu bôi trơn bị bẩn và độ nhớt bị giảm

Câu 3: Trên nhãn hệu của các loại xe máy thường ghi 70, 100, 110 ,... Hãy giải thích các số liệu đó

  1. Thể tích toàn phần: 70, 100, 110 cm3
  2. Thể tích buồng cháy: 70, 100, 110 cm3
  3. Thể tích công tác: 70, 100, 110 cm3
  4. Khối lượng của xe máy: 70, 100, 110 cm3

 

Câu 4: Khi cùng thể tích làm việc Vh và số vòng quay n, D,S thì động cơ xăng 2

kì có công suất cao hơn động cơ 4 kì khoảng:

  1. 40 – 50 %
  2. 50 – 70 %
  3. 70 – 80 %
  4. 80 – 90 %

Câu 5: Kỳ nào cả hai xupap đều đóng trong động cơ 4 kỳ ?

  1. Kỳ 1
  2. Kỳ 2
  3. Kỳ 2 và kỳ 3
  4. Không có kỳ nào

Câu 6: Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo động cơ điêzen 4 kì?

  1. Bugi
  2. Pit-tông
  3. Trục khuỷu
  4. Vòi phun

Câu 7: Động cơ Điêden 2 kì thường hay bị bám muội than là do:

  1. Áp suất trong xi lanh cao
  2. Hòa khí hòa trộn không đều
  3. Quá trình cháy nhanh
  4. Nhiệt độ trong quá trình làm việc

Câu 8: Nhược điểm của động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu Diesel so với động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng

  1. Hiệu suất nhỏ hơn
  2. Suất tiêu hao nhiên liệu riêng nhỏ hơn
  3. Khó cường hóa và tăng công suất
  4. Động cơ cồng kềnh, chế tạo khó khăn hơn

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: : Ưu điểm của động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu Diesel so với động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng

  1. Hiệu suất cao, công suất lớn hơn, phát thải độc hại ít hơn
  2. Hiệu suất cao, công suất lớn và khả năng tăng tốc tốt hơn
  3. Khối lượng lớn, có thể cường hóa, tiếng ồn và rung lớn hơn
  4. Sử dụng nhiên liệu rẻ tiền hơn, suất tiêu hao nhiên liệu riêng thấp hơn, có thể

cường hóa

Câu 2: Khi so sánh động cơ Xăng với động cơ Diesel, thì động cơ Xăng có nhược điểm nào

  1. Suất tiêu hao nhiên liệu lớn hơn
  2. Khả năng tăng tốc lớn
  3. Phát thải độc hại nhiều hơn
  4. Tốc độ cao hơn

Câu 3: Ý nghĩa của việc đóng muộn xuppap thải?

  1. Tận dụng quán tính dòng khí thải
  2. Tận dụng công đẩy cưỡng bức của piston
  3. Tận dụng chênh lệch áp suất trong xylanh và đường ống thải
  4. Tận dụng thời kỳ trùng điệp để quét buồng cháy.

Câu 4: Ở kỳ 2 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “lọt khí” được diễn ra

  1. Từ khi pít tông mở cửa thải cho thới khi pít tông bắt đầu mở cửa quét
  2. Từ khi pít tông đóng cửa quét cho tới khi pít tông đóng cửa thải
  3. Từ khi pít tông mở cửa quét cho đến khi pit tông xuống tới ĐCD
  4. Từ khi pít tông ở ĐCT cho đến khi pit tông bắt đầu mở cửa thải

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 cánh diều, bộ trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 cánh diều, trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 18: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm công nghệ 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net