PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
CHỦ ĐỀ 7: Ô TÔ
BÀI 27: SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG Ô TÔ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Những công việc nào là của bảo dưỡng kỹ thuật ô tô?
- Phục hồi chi tiết
- Thay mới
- Vệ sinh
- Sửa chữa
Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn tới việc phải bảo dưỡng và sửa chữa ô tô?
- Nhiên liệu
- Dầu bôi trơn
- Ma sát
- Ánh sáng mặt trời
Câu 3: Công việc nào không phải là cửa bảo dưỡng ô tô?
- Kiểm tra, điều chỉnh
- Làm sạch
- Bôi trơn
- Đăng kiểm
Câu 4: Hao mồn là kết quả của quá trình
- Lăn
- Ma sát
- Xoay
- Trượt
Câu 5: Loại ma sát nào không phải ma sát động học chuyển động
- Ma sát trượt
- Ma sát lăn
- Ma sát xoay
- Ma sát khô
Câu 6: Nguyên nhân nào không gây ra mòn cơ giới?
- Hạt mài
- Mói
- Hóa học
- Biến dạng dẻo
Câu 7: Kích thước hình học của chi tiết dạng lỗ sau một thời gian sử dụng sẽ
- Ngắn đi
- Dài ra
- Bé đi
- To ra
Câu 8: Kích thước hình học của chi tiết dạng trục sau một thời gian sử dụng sẽ
- Ngắn đi
- Dài ra
- Bé đi
- To ra
Câu 9: Bảo dưỡng ô tô nhằm mục đích
- Giữ nguyên kích thước chi tiết
- Giữ nguyên khe hở lắp ghép
- Giảm cường độ hao mòn chi tiết
- Khôi phục khả năng làm việc
Câu 10: Phương pháp bảo dưỡng và sửa chữa chuyên môn hóa được áp dụng khi
- Chủng loại phương tiện nhiều
- Chủng loại phượng tiện ít
- Chủng loại phương tiện ít, số lượng mỗi chủng loại nhiều
- Chủng loại phương tiện nhiều, số lượng mỗi chủng loại ít
Câu 11: Khe hở lắp ghép lớn, lựa chọn dầu bôi trơn có
- Phẩm cấp tốt
- Độ nhớt động học cao
- Gốc dầu tổng hợp
- Gốc dầu khoáng
Câu 12: Thông thường kiểm tra dầu bôi trơn trong bảo dưỡng kiểm tra theo thông số nào?
- Số lượng và gốc dầu
- Chất lượng và gốc dầu
- Số lượng và chất lượng
- Gốc dầu và phụ gia
Câu 13: Chất lượng dầu bôi trơn thường được đánh giá theo tiêu chí nào?
- Độ nhớ và góc dầu
- Gốc dầu và phẩm cấp
- Độ nhớt và phẩm cấp
- Nhiệt độ làm việc và phụ gia
Câu 14: Lọc gió động cơ có tác dụng gì?
- Loại bỏ hạt mài cơ giới
- Loại bỏ nhiên liệu
- Loại bỏ nước
- Loại bỏ dầu
Câu 15: Vì sao khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn động cơ ngày càng đặc lại?
- Dầu bị bơm dưới áp suất cao
- Do thực hiện chức năng làm sạch
- Do chất lỏng bị khoắng
- Do bị vung tóe
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây không gây nên ăn mòn cơ giới?
- Hạt mài
- Mói
- Biến dạng dẻo
- Ăn mòn hóa học
Câu 2: Cái nào sau đây không phải vai trò của chẩn đoán trong bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô?
- Tăng tính cạnh tranh
- Tăng giá thành sửa chữa
- Khoang vùng hư hỏng một cách nhanh chóng
- Rút ngắn thời gian xe nằm chờ
Câu 3: Yêu cầu cơ bản của hệ thống chiếu sáng như thế nào?
- Cường độ ánh sáng phải đủ lớn, ánh sáng phải đơn sắc thể hiện được kích thước: Chiều rộng, chiều dài, và đôi khi cả chiều cao.
- Cường độ ánh sáng phải đủ lớn, không làm lóa mắt người lái xe chạy ngược chiều.
- Cường độ ánh sáng phải đủ lớn, thể hiện được kích thước: Chiều rộng, chiều dài, và đôi khi cả chiều cao.
- Cường độ ánh sáng phải đủ lớn, không làm lóa mắt người lái xe chạy ngược chiều, thể hiện được kích thước: Chiều rộng, chiều dài, và đôi khi cả chiều cao.
Câu 4: Hãy chọn câu trả lời đúng chức năng đóng/ mở tự động của hệ thống nâng hạ kính?
- Nếu có vật nào bị kẹt giữa kính và khung cửa thì cửa kính sẽ tự động hạ thấp cửa sổ xuống.
- Ngăn không cho đóng mở tất cả các cửa kính trừ cửa sổ phía người lái.
- Đóng mở hoàn toàn các cửa sổ một cách tự động
- Có thể đóng hoặc mở các cửa sổ ngay cả khi tắt khoá điện về vị trí “ACC” hoặc “LOCK”
Câu 5: Hãy chọn câu trả lời đúng chức năng chống kẹt cửa của hệ thống nâng hạ kính?
- Nếu có vật nào bị kẹt giữa kính và khung cửa thì cửa kính sẽ tự động hạ thấp cửa sổ xuống.
- Ngăn không cho đóng mở tất cả các cửa kính trừ cửa sổ phía người lái.
- Đóng mở hoàn toàn các cửa sổ một cách tự động
- Đóng hoặc mở các cửa sổ ngay cả khi tắt khoá điện về vị trí “ACC” hoặc “LOCK”
3. VẬN DỤNG (8 CÂU)
Câu 1: Động cơ sử dụng cảm biến điện tử để báo vị trí piston, nếu hoán đổi vị trí hai dây tín hiệu cho nhau thì
- Thời điểm đánh lửa sẽ sớm hơn
- Vị trí pistion báo về sẽ sai
- Thời điểm đánh lửa sẽ không đổi
- Thời điểm đánh lửa ẽ trể hơn
Câu 2: Máy khởi động thường được gắn trực tiếp với
- Cốt máy
- Bánh đà
- Trục cam
- Vỏ hộp số
Câu 3: Hệ thống xông sau khởi động. Khi nhiệt độ nước nhỏ hơn 60oC, công rắc máy bật ON
- Đèn báo xông tắt, rơle xông 1 đóng, dòng lớn chạy qua bougie xông
- Đèn báo xông tắt sau 30 giây
- Đèn báo xông sáng, rơle xông 1 đóng, dòng lớn chạy qua bougie xông
- Đèn báo xông tắt, rơ le xông 1 mở, ngắt dòng lớn chạy qua bougie xông
Câu 4: Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống chiếu sáng, tín hiệu?
- Chiếu sáng đường và giúp người và phương tiện khác nhận biết kích thước, hướng xe chuyển động.
- Chiếu sáng đường giúp cho người lái điều khiển ôtô dễ dàng.
- Chiếu sáng đường giúp cho người lái điều khiển an toàn trong điều kiện đêm tối cũng như khi có sương mù.
- Giúp cho phương tiện giao thông nhận biết được kích thước, hướng chuyển động của ô tô mà kịp thời xử lý điều khiển.
Câu 5: Trong mạch khởi động thì cầu chì dùng để làm gì?
- Bảo vệ dây dẫn
- Bảo vệ máy khởi động
- Bảo vệ cuộn dây rơ le
- Bảo vệ công tắc
Câu 6: Trên xe ô tô con, vành xe được chế tạo như thế nào?
- Được chế tạo bằng hợp kim nhôm liền với đĩa thành một khối
- Được chế tạo rời bằng thép và được hàn với đĩa thành một khối
- Được chế tạo bằng thép liền với đĩa thành một khối
- Được chế tạo rời bằng hợp kim nhôm và được hàn với đĩa thành một khối
Câu 7: Máy khởi động phải đảm bảo cho động cơ sử dụng nhiên liệu xăng quay tối thiểu là bao nhiêu?
- 50-70 (v/p)
- 30- 40 (v/p)
- 10- 20 (v/p)
- 100- 120 (v/p)
Câu 8: Máy khởi động phải đảm bảo cho động cơ sử dụng nhiên liệu diezen quay tối thiểu là bao nhiêu?
- 20-50 (v/p)
- 50- 70 (v/p)
- 70- 80 (v/p)
- 110- 120 (v/p)
4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)
Câu 1: Trong hệ thống tín hiệu, hình vẽ là sơ đồ mạch báo gì?
- Đèn thắng (stop)
- Báo rẽ
- Báo nguy
- Sương mù
Câu 2: Vì sao phải về số thấp thích hợp khi xe chuyển động xuống đèo, dốc dài?
- Khi lên dốc cần đi ở số cao để tận dụng lực kéo, ngược lại khi xuống dốc cũng về số thấp để phanh động cơ ghìm xe đúng tốc độ.
- Khi lên dốc cần đi ở số thấp để tận dụng lực kéo, ngược lại khi xuống dốc đạp số cao để phanh động cơ ghìm xe đúng tốc độ.
- Khi lên dốc cần đi ở số thấp để tận dụng lực kéo, ngược lại khi xuống dốc cũng về số thấp để phanh động cơ ghìm xe đúng tốc độ.
- Khi lên dốc cần đi ở số cao để tận dụng lực kéo, ngược lại khi xuống dốc cần vê số thấp để phanh động cơ ghìm xe đúng tốc độ.
Câu 3: Phương pháp bảo dưỡng sửa chữa vạn năng được áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
- Chủng loại phương tiện nhiều
- Chủng loại phương tiện ít
- Chủng loại phương tiện nhiều, số lượng mỗi chủng loại ít
- Chủng loại phương tiện ít, số lượng mỗi chủng loại nhiều
Câu 4: Điện áp ắc-qui khởi động thường đối với ô tô du lịch và ô tô tải nặng là bao nhiêu?
- 6-12 (V)
- 12- 24 (V)
- 24- 48 (V)
- 50- 100 (V)
Câu 5: Khi tháo ắc-qui ra khỏi ô tô để sửa chữa, ta phải tháo?
- Tháo hai cực cùng một lúc
- Tháo cực dương trước
- Tháo cực âm trước
- Tắt công tắt máy là được