Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 25: Hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25: Hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHỦ ĐỀ 7: Ô TÔ  

BÀI 25: HỆ THỐNG PHANH, HỆ THỐNG TREO VÀ HỆ THỐNG LÁI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Nguyên lí hoạt động của dẫn động lái là

  1. Khi người lái quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại.
  2. Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trụ và khớp các đăng đến cơ cấu lái.
  3. Khi xe chuyển động thẳng, dầu từ bơm trợ lực chảy theo ống dẫn dầu áp suất cao đến cụm van phân phối và quay trở về bơm.
  4. Truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn đường

Câu 2: Nguyên lí hoạt động của cơ cấu lái là

  1. Khi người lái quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại.
  2. Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trụ và khớp các đăng đến cơ cấu lái.
  3. Khi xe chuyển động thẳng, dầu từ bơm trợ lực chảy theo ống dẫn dầu áp suất cao đến cụm van phân phối và quay trở về bơm.
  4. Truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn đường

Câu 3: Bộ phận dẫn động lái có nhiệm vụ

  1. Truyền chuyển động quay của vành lái và các trực quay nối với nhau bằng khớp các đăng
  2. Truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn đường

C.Truyền chuyển động qua các thanh đòn khớp cầu đến các bánh xe

  1. Tác động lên bánh xe bánh lái trước

Câu 4: Cơ cấu lái là

  1. Bộ phận tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái
  2. Cơ cấu bánh răng, thanh răng
  3. Các bộ phận cơ cấu lái, hệ thống trợ lực lái
  4. Tác động lên bánh xe bánh lái trước

Câu 5: Cấu tạo chung của hệ thống lái gồm

  1. Bộ phận cơ cấu lái
  2. Bộ phận dẫn động lái
  3. Hệ thống trợ lực lái
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 6: Hệ thống dẫn động phanh bao gồm

  1. Khí nén, các đường ống dẫn khí nén, các bình chứa khí nén, trống phanh, van phân phối
  2. Khí nén, các đường ống dẫn khí nén, các bình chứa khí nén, các bình chứa khí nén, van phân phối, bàn đạp phanh
  3. Các đường ống dẫn khí nén, các bình chứa khí nén, cam ép, guốc phanh
  4. Các bình chứa khí nén, các bình chứa khí nén, van phân phối, bàn đạp phanh

 

Câu 7: Xi lanh chính được thiết kế có mấy pít tông?

  1. Có 2 pít tông: pít tông chính và pít tông công tác
  2. Có 2 pít tông: pít tông sơ cấp và pít tông thứ cấp
  3. Có 2 pít tông: pít tông bằng và pít tông lồi
  4. Có 2 pít tông: pít tông lồi và pít tông lõm

 

Câu 8: Hệ thống phanh trên ô tô con có bộ phận nào sau đây?

  1. Xi lanh chính
  2. Đường ống thủy lực
  3. Cơ cấu phanh trước và sau
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Bộ phận dẫn động điều khiển phanh có chức năng

  1. Tiếp nhận lực tác động của người lái xe
  2. Tạo ra lực tại cơ cấu phanh để tạp ra mô men phanh
  3. Tiếp nhận lực tác động của người lái xe và tạo ra lực tại cơ cấu phanh để tạo ra mô men phanh

D, Tiếp nhận lực tác động của động cơ và tạo ra lực tại cơ cấu phanh để tạo ra mô men phanh

Câu 10: Chi tiết quay trong cơ cấu phanh là

  1. Guốc phanh
  2. Trống phanh
  3. Má phanh
  4. Bầu phanh

 

Câu 11: Chi tiết cố định trong cơ cấu phanh là

  1. Đĩa phanh
  2. Trống phanh
  3. Má phanh
  4. Guốc phanh

Câu 12: Hệ thống phanh thủy lực gồm những loại cơ cấu phanh thông dụng nào?

  1. Cơ cấu phanh đĩa, cơ cấu phanh khí nén
  2. Cơ cấu phanh tang trống, cơ cấu phanh khí nén
  3. Cơ cấu phanh đĩa, cơ cấu phanh tang trống
  4. Cơ cấu phanh tang trống, cơ cấu phanh cơ

Câu 13: Cơ cấu phanh có chức năng

  1. Tạo ra lực đẩy phanh bánh xe
  2. Tạo ra mô men phanh bánh xe
  3. Tạo ra áp lực phanh bánh xe
  4. Tạo ra lực ép phanh bánh xe

Câu 14: Hệ thống phanh thủy lực gồm

  1. Các cơ cấu phanh, bộ phận dẫn động điều khiển phanh
  2. Cơ cấu phanh trước, cơ cấu phanh sau, cụm xi lanh chính
  3. Các cơ cấu phanh, các đường ống thủy lực
  4. Cơ cấu phanh trước, cơ cấu phanh sau, các đường ống dẫn thủy lực

Câu 15: Trên ô tô có những hệ thống phanh nào?

  1. Hệ thống phanh chính, hệ thống phanh đỗ
  2. Hệ thống phanh chính, hệ thống phanh phụ
  3. Hệ thống phanh đỗ, hệ thống phanh khí nén
  4. Hệ thống phanh khí nén, hệ thống phanh chính

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng với nguyên lí hoạt động của trợ lực lái?

  1. Khi người lái quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại.
  2. Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trụ và khớp các đăng đến cơ cấu lái.
  3. Khi xe chuyển động thẳng, dầu từ bơm trợ lực chảy theo ống dẫn dầu áp suất cao đến cụm van phân phối và quay trở về bơm.
  4. Truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn đường

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về tác dụng của hệ thống trợ lực lái?

  1. Giảm nhẹ lực cần tác dụng lên vành lái để điều khiển hướng chuyển động của xe
  2. Tăng lực cần tác dụng lên vành lái để điều khiển hướng chuyển động của xe
  3. Giảm nhẹ lực cần tác dụng lên trục cát đăng để điều khiển hướng chuyển động của xe
  4. Tăng lực cần tác dụng lên trục cát đăng để điều khiển hướng chuyển động của xe

Câu 3: Ý kiến nào đúng về cấu tạo của trợ lực lái?

  1. Bơm trợ lực, cụm van phân phối, các đường ống dẫn dầu, pít tông xi lanh trợ lực
  2. Bơm trợ lực, các đường ống dẫn dầu, pít tông xi lanh trợ lực
  3. Bơm trợ lực, pít tông xi lanh trợ lực
  4. Bơm trợ lực, cụm van phân phối, các đường ống dẫn dầu, pít tông xi lanh trợ lực, các khớp cầu

Câu 4: Cấu tạo của cơ cấu lái gồm

  1. bánh răng, thanh ray, hộp vỏ
  2. lắp chung vỏ, xe dẫn hướng, trục quay, thanh đòn
  3. vành lái, bánh răng, thanh răng, các thanh đòn, bánh xe dẫn hướng
  4. các thanh đòn, bánh xe dẫn hướng

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng về vai trò của bánh xe?

  1. Bộ phận của ô tô tiếp xúc với mặt đường để đỡ toàn bộ trọng lượng của xe
  2. Tiếp nhận các phản lực cảu mặt đường tác dụng lên xe
  3. Giúp cho xe chuyển động
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Các loại hệ thống phanh chính phổ biến trên ô tô hiện nay không bao gồm

  1. Hệ thống phanh thủy lực
  2. Hệ thống phanh khí nén
  3. Hệ thống phanh thủy lực – kí nén kết hợp
  4. Hệ thống phanh cơ

Câu 7: “Khi người lái tác dụng lực điều khiển lên bàn đạp phanh, lực đẩy tác dụng lên ………… làm nó dịch chuyển và đẩy đầu thủy lực trong khoang A theo đường ống thủy lực đến hai cơ cấu phanh”

  1. Xi lanh công tác
  2. Xi lanh chính
  3. Pít tông sơ cấp
  4. Pít tông thứ cấp

Câu 8: Pít tông nào không có trong hệ thống phanh thủy lực dùng cơ cấu phanh đĩa?

  1. Pít tông sơ cấp
  2. Pít tông thứ cấp
  3. Pít tông xi lanh công tác
  4. Pít tông xi lanh chính

3. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Khi người lái quay vành lái sẽ tác động đến bánh xe sau hay bánh xe trước?

  1. Khi người lái quay vành lái sẽ tác động đến bánh xe sau
  2. Không tác động lên bánh xe nào cả
  3. Tác động lên cả 2 vành lái trước và sau
  4. Khi người lái quay vành lái sẽ tác động đến bánh xe trước

Câu 2: Khi nào cần đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái.

  1. Vô lăng bị nặng
  2. Xe bị lệch tay lái
  3. Xe bị nhao lái
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Các mục kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái

  1. Dẫn động lái, trợ lực lái
  2. Hệ thống lái, cơ cấu lái
  3. Hệ thống lái, cơ cấu lái, dẫn động lái, trợ lực lái
  4. Hệ thống lái, cơ cấu lái, dẫn động lái

Câu 4: Trợ lực lái hỏng thì hệ thống lái sẽ như thế nào?

  1. Vẫn có thể làm việc
  2. Không thể làm việc
  3. Cảm giác lái nhạy lên
  4. Không thể đánh tay lái

Câu 5: Lớp cấu trúc nào giúp tăng khả năng chịu lực của lốp?

  1. Lớp hoa lốp
  2. Lớp thành bên
  3. Các lớp sợi mảnh
  4. Đệm tanh lốp

Câu 6: Trên xe ô tô con, vành xe được chế tạo như thế nào?

  1. Được chế tạo bằng hợp kim nhôm liền với đĩa thành một khối
  2. Được chế tạo rời bằng thép và được hàn với đĩa thành một khối
  3. Được chế tạo bằng thép liền với đĩa thành một khối
  4. Được chế tạo rời bằng hợp kim nhôm và được hàn với đĩa thành một khối

Câu 7: Để các lốp mòn đồng đều, lốp thường được đảo vị trí cho nhau sau mỗi hành trình khoảng?

  1. 10 000 km
  2. 20 000 km
  3. 5 000 km
  4. 15 000 km

Câu 8: Giải pháp để giảm xóc cho người và hàng hoá khi ô tô chuyển động qua mặt đường không bằng phẳng?

  1. Bơm căng lốp
  2. Điều chỉnh hoặc thay bạc lót mới.
  3. Bơm đủ áp suất cho lốp xe
  4. Lắp lò xo giảm xóc ô tô

Câu 9: Bộ phận đàn hồi thường xuất hiện trên xe ô tô khách là loại nào?

  1. Loại lò xo xoắn
  2. Loại nhíp lá
  3. Loại bóng khí nén
  4. Một loại khác

Câu 10: Bộ phận đàn hồi thường xuất hiện trên xe ô tô tải là loại nào?

  1. Loại lò xo xoắn
  2. Loại nhíp lá
  3. Loại bóng khí nén
  4. Một loại khác

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Đâu là góc nghiêng ngang trụ đứng?

  1. Kingpin
  2. Caster
  3. Camber
  4. Toe

Câu 2: Đâu là góc nghiêng dọc trụ đứng?

  1. Kingpin
  2. Caster
  3. Camber
  4. Toe

Câu 3: Đâu là góc nghiêng ngang bánh xe dẫn hướng?

  1. Kingpin
  2. Caster
  3. Camber
  4. Toe

Câu 4: Đâu là góc nghiêng dọc bánh xe dẫn hướng?

  1. Kingpin
  2. Caster
  3. Camber
  4. Toe

Câu 5: Đâu là ký hiệu của hệ thống lái trợ lực điện, điều khiển điện tử?

  1. HAPS
  2. EHPS
  3. EPS
  4. TCS

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 cánh diều, bộ trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 cánh diều, trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 25: Hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm công nghệ 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net