PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
CHỦ ĐỀ 7: Ô TÔ
BÀI 24: HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Cấu tạo chính của truyền lực chính và bộ vi sai gồm?
- Bánh đà động cơ, lò xo ép, đĩa ma sát, trục li hợp, đĩa ép, vòng bi tì
- Li hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục
- Trục sơ cấp, bánh răng trên trục sơ cấp, trục trung gian, bánh răng trên trục trung gian, bánh răng trung gian số lùi, trục thứ cấp, bánh răng trên trục thứ cấp, bánh răng số lùi, cần số.
- Bánh răng chủ động truyền lực chính, bánh răng bị động truyền lực chính, các bánh răng bán trục, bánh răng hành tinh, bán trục.
Câu 2: Quan sát hình và cho biết tên chi tiết số 4?
- Đĩa ma sát
- Vòng bi ti
- Lò xo ép
- Đĩa ép
Câu 3: Quan sát hình và cho biết tên chi tiết số 3?
- Các bánh răg bán trục
- Bánh răng hành tinh
- Bánh răng chủ động truyền lực chính
- Bánh răng bị động truyền lực chính.
Câu 4: Chức năng của truyền lực chính là gì?
- Phân chia momen chủ động đến các bánh xe chủ động, đồng thời cho phép bánh xe chủ động có thể quay được với các vận tốc khác nhau.
- Nối hoặc ngắt (lâu dài) dòng truyền mômen chủ động từ động cơ đến các bánh xe chủ động để xe có thể chuyển động hoặc dừng lâu dài (trong khi động cơ vẫn hoạt động).
- Thay đổi tỉ số truyền của hệ thống truyền lực để thay đổi momen chủ động cũng như vận tốc của bánh xe chủ động cho phù hợp với các điều kiện hoạt động khác nhau của xe và giúp đông cơ làm việc hiệu quả.
- Tiếp nhận và biến đổi độ lớn, đổi phương quay (nếu cần) mômen chủ động từ hộp số và truyền đến bộ vi sai.
Câu 5: Cấu tạo chính của hộp số bao gồm
- bánh đà động cơ, lò xo ép, đĩa ma sát, trục li hợp, đĩa ép, vòng bi tì
- li hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục
- trục sơ cấp, bánh răng trên trục sơ cấp, trục trung gian, bánh răng trên trục trung gian, bánh răng trung gian số lùi, trục thứ cấp, bánh răng trên trục thứ cấp, bánh răng số lùi, cần số.
- bánh răng chủ động truyền lực chính, bánh răng bị động truyền lực chính, các bánh răng bán trục, bánh răng hành tinh, bán trục.
Câu 6: Các chi tiết chính của li hợp là gì?
- bánh đà động cơ, lò xo ép, đĩa ma sát, trục li hợp, đĩa ép, vòng bi tì
- li hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục
- trục sơ cấp, bánh răng trên trục sơ cấp, trục trung gian, bánh răng trên trục trung gian, bánh răng trung gian số lùi, trục thứ cấp, bánh răng trên trục thứ cấp, bánh răng số lùi, cần số.
- bánh răng chủ động truyền lực chính, bánh răng bị động truyền lực chính, các bánh răng bán trục, bánh răng hành tinh, bán trục.
Câu 7: Bánh xe và hệ thống treo có chức năng
- Truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe chủ động để bánh xe quay và ô tô chuyển động
- Tạo ra nguồn mô men chủ động giúp ô tô chuyển động
- Nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của xe
- Điều khiển hướng chuyển động của ô tô
Câu 8: Hệ thống truyền lực có chức năng
- Truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe chủ động để bánh xe quay và ô tô chuyển động
- Tạo ra nguồn mô men chủ động giúp ô tô chuyển động
- Nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của xe
- Điều khiển hướng chuyển động của ô tô
Câu 9: Nhiệm vụ của hộp số là?
- Thay đổi momen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền momen trong thời gian tuỳ ý.
- Truyền momen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động
- Truyền hoặc ngắt dòng truyền monen trong những trường hợp cần thiết
- Vi sai và bán trục có nhiệm vụ truyền, tăng momen và phân phối momen đến hai bánh xe chủ động trong các trường hợp chuyển động khác nhau.
Câu 10: Nhiệm vụ của li hợp là gì?
- Thay đổi momen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền momen trong thời gian tuỳ ý.
- Truyền momen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động
- Truyền hoặc ngắt dòng truyền monen trong những trường hợp cần thiết
- Vi sai và bán trục có nhiệm vụ truyền, tăng momen và phân phối momen đến hai bánh xe chủ động trong các trường hợp chuyển động khác nhau.
Câu 11: Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực bao gồm
- bánh đà động cơ, lò xo ép, đĩa ma sát, trục li hợp, đĩa ép, vòng bi tì
- li hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục
- trục sơ cấp, bánh răng trên trục sơ cấp, trục trung gian, bánh răng trên trục trung gian, bánh răng trung gian số lùi, trục thứ cấp, bánh răng trên trục thứ cấp, bánh răng số lùi, cần số.
- bánh răng chủ động truyền lực chính, bánh răng bị động truyền lực chính, các bánh răng bán trục, bánh răng hành tinh, bán trục.
Câu 12: Khi xe di chuyển, bánh nào quay trước?
- Bánh trước
- Bánh sau
- Cả 2 bánh xe cùng quay
- Đáp án khác
Câu 13: Trục các đăng là bộ phận thuộc hệ thống nào trong cấu tạo của ô tô
- Hệ thống truyền lực
- Hệ thống treo
- Hệ thống lái
- Hệ thống phanh
Câu 14: Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống truyền động trên ô tô
- Hệ thống treo.
- Hệ thống phanh.
- Bán trục.
- Dầm cầu.
Câu 15: Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ô tô
- Truyền, biến đổi momen quay về chiều từ động cơ tới bánh xe
- Truyền, biến đổi momen quay về trị số từ động cơ tới bánh xe
- Ngắt momen khi cần thiết
- Cả 3 đáp án trên
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống truyền lực trên ô tô
- Bánh xe.
- Bộ vi sai.
- Bộ ly hợp.
- Hộp số.
Câu 2: Bộ phận bị động của li hợp ô tô là
- Bánh đà
- Vỏ li hợp
- Đĩa ép
- Đĩa ma sát
Câu 3: Hãy cho biết, đâu không phải là nhiệm vụ của hộp số?
- Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe
- Truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số
- Thay đổi chiều quay của bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe
- Ngắt đường truyền momen từ động cơ tới bánh xe trong thời gian cần thiết.
Câu 4: Đĩa ép thuộc bộ phận nào của hệ thống truyền lực?
- Li hợp
- Hộp số
- Truyền lực chính
- Truyền lực các đăng
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Nhiệm vụ của truyền lực các đăng là truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số
- Nhiệm vụ của truyền lực các đăng là truyền momen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe
- Nhiệm vụ của truyền lực các đăng là thay đổi lực kéo và tốc độ của xe
- Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ô tô là truyền, biến đổi momen quay về chiều từ động cơ tới bánh xe.
- Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ô tô là truyền, biến đổi momen quay về vị trí số từ động cơ tới bánh xe.
- Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ô tô là ngắt momen khi cần thiết.
- Cả 3 đáp án trên
3. VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: Hệ thống truyền lực của ô tô nằm ở vị trí số mấy?
- Vị trí 1
- Vị trí 2
- Vị trí 3
- Vị trí 4
Câu 2: Hộp số trên ô tô có nhiệm vụ?
- Ngắt momen từ động cơ đến bánh xe chủ động trong thời gian dài
- Thay đổi nhiều chuyển động của xe
- Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe
- Tất cả đều đúng
Câu 3: Nhiệm vụ truyền lực chính trên xe ô tô?
- Giảm tốc, tăng momen quay
- Giảm tốc, giảm momen quay
- Tăng tốc, tăng momen quay
- Tăng tốc, giảm momen quay.
Câu 4: Bộ phận điều khiển của li hợp ma sát trên ô tô gồm
- Đĩa ép, đòn mở, bạc mở, đòn bẩy, lò xo
- Đĩa ma sát, đòn mở, bạc mở, lò xo.
- Đĩa ép, bánh đà, đòn bẩy, lò xo.
- Vỏ li hợp, đĩa ép, lò xo.
Câu 5: Khi ly hợp ở trạng thái đóng thì các bộ phận nào liên kết với nhau thành một khối
- Đĩa ép và bánh đà.
- Bánh đà và đĩa ma sát.
- Bánh đà, đĩa ma sát và mâm ép.
- Đĩa ép và đĩa ma sát.
Câu 6: Theo phương pháp điều khiển, người ta chia hệ thống truyền lực của ô tô làm mấy loại?
- 1
- 2
- 3
- 4
4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Đĩa ép thuộc bộ phận nào của hệ thống truyền lực?
- Li hợp
- Hộp số
- Truyền lực chính
- Truyền lực các đăng
Câu 2: Động cơ đặt ở đuôi xe ô tô thì hệ thống truyền lực không có
- Li hợp
- Hộp số
- Truyền lực cac đăng
- Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Hộp số trên xe máy thường có?
- Ba cấp tốc độ
- Bốn cấp tốc độ
- Không có số lùi
- Ba, bốn cấp tốc độ và không có số lùi
Câu 4: Lái xe nhận biết bộ ly hợp không ly hoàn toàn khi :
- Xe chạy trên đường trường.
- Khi sang số.
- Khi xe bắt đầu tăng tốc.
- Xe chạy ở vận tốc cao.