Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Tuần hoàn ở động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM

  2. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Máu trao đổi chất với tế bào qua thành

  1. tĩnh mạch và mao mạch
  2. mao mạch
  3. động mạch và mao mạch
  4. động mạch và tĩnh mạch

 

Câu 2: Pha co của tim được gọi là?

  1. Tâm trương
  2. Giãn chung
  3. Pha trung gian
  4. Tâm thu

 

Câu 3: Ở động vật, tim có thể có mấy ngăn?

  1. 2 hoặc 3 hoặc 4
  2. 1 hoặc 3 hoặc 4
  3. 1 hoặc 2 hoặc 3
  4. 2 hoặc 4 hoặc 6

 

Câu 4: Hệ thống mạch máu gồm?

  1. Động mạch
  2. Mao mạch
  3. Tĩnh mạch
  4. Cả ba đáp án trên

 

Câu 5: Chức năng của hệ tuần hoàn là?

  1. Vận chuyển máu từ tim đến phổi, từ phổi đến ruột
  2. Vận chuyển các chất từ bộ phận này sang bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể
  3. Vận chuyển máu từ tim đến các tinh mạch trong cơ thể
  4. Vận chuyển máu đến các tế bào

 

Câu 6: Ở người trưởng thành, chu kỳ tim khoảng?

  1. 3s
  2. 0,8s
  3. 8s
  4. 0,3s

 

Câu 7: Chức năng của van tim?

  1. Cho máu đi qua theo một chiều
  2. Đóng mở theo nhịp đẩy của tim
  3. Ngăn không có máu đi qua
  4. Cho máu đi qua theo hai chiều

 

Câu 8: Hệ tuàn hoàn của giun đốt là?

  1. hệ tuần hoàn hở
  2. hệ tuần hoàn kín
  3. hệ tuần hoàn bán kín
  4. hệ tuần hoàn thông

 

Câu 9: Hệ tuần hoàn có hai dạng là?

  1. Hệt uần hoàn hở và hệ tuần hoàn kép
  2. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở
  3. Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn kép
  4. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

 

Câu 10: Hệ tuần hoàn ở châu chấu?

  1. hệ tuần hoàn hở
  2. hệ tuần hoàn kín
  3. hệ tuần hoàn bán kín
  4. hệ tuần hoàn dọc

 

Câu 11: Tim của người có mấy ngăn?

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 1

 

Câu 12:  Hệ tuần hoàn kín gồm?

  1. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
  2. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở
  3. Hệ tuần hoàn kép và hệ tuần hoàn hở
  4. Hệ tuần hoàn kép và hệ tuần hoàn kín
  1. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

  1. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
  2. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
  3. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
  4. Cao, tốc độ máu chạy chậm

 

Câu 2: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là

  1. Tim → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
  2. Tim→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim
  3. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim
  4. Tim→ động mạch→ khoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch→ tim

 

Câu 3: Huyết áp là lực co bóp của

  1. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  2. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  3. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  4. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch

 

Câu 4: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là

  1. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
  2. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
  3. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
  4. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim

 

Câu 5: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài

  1. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây
  2. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,9 giây
  3. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
  4. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây

 

Câu 6: Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là?

  1. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
  2. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
  3. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
  4. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích

Câu 7: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

  1. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
  2. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…
  3. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
  4. cơ quan sinh sản

 

  1. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Vận tốc máu ở các mạch thay đổi theo chiều hướng giảm dần như thế nào ở các mạch máu?

  1. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.
  2. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
  3. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch.
  4. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.

 

Câu 2: Xét các đặc điểm sau

(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể

(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô

(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh

(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim

(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 

Câu 3: Cơ chế cân bằng nội môi trong điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?

  1. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.
  2. Gan → Insulin → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.
  3. Gan → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Insulin → Glucôzơ trong máu giảm.
  4. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan → tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.

 

Câu 4: Triệu chứng huyết áp cao ở người biểu hiện khi?

  1. Huyết áp cực đại lớn quá 180mmHg và kéo dài.
  2. Huyết áp cực đại lớn quá 170mmHg và kéo dài.
  3. Huyết áp cực đại lớn quá 110mmHg và kéo dài.
  4. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.

 

Câu 5: Vì sao khi ở người lớn tuổi, khi huyết áp tăng cao dễ dẫn đến bị xuất huyết não?

  1. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch..
  2. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
  3. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
  4. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.

 

Câu 6: Bệnh xơ vữa động mạch là bệnh làm cho các mạch máu bị thô cứng dễ vỡ có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây?

  1. Phôtpholipit
  2. Ơstrôgen
  3. Côlesterôn
  4. Testosterôn

 

Câu 7: Albumin là một protein cân bằng nội môi có tác dụng như một hệ đệm?

  1. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giảm nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
  2. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô không thấm trở lại máu.
  3. Làm giảm áp suất thẩm thấu của huyết tương, thấp hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
  4. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Cơ tim trong cấu tạo của tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là?

  1. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
  2. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
  3. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.
  4. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.

 

Câu 2: Để duy trì được huyết áp trong cơ thể luôn ở mức ổn định thì phải có cơ chế duy trì huyết áp, vậy cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?

  1. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
  2. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
  3. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
  4. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường.

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 CTST, bộ trắc nghiệm sinh học 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm sinh học 11 chân trời Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm sinh học 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com