Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời: Ôn tập chương 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

  1. TRẮC NGHIỆM

  2. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào

  1. hoạt động trao đổi chất.    
  2. chênh lệch nồng độ ion.
  3. cung cấp năng lượng.    
  4. hoạt động thẩm thấu.

 

Câu 2: Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là

  1. fructôzơ.    
  2. glucôzơ.
  3. ion khoáng.
  4. saccarôzơ.    

 

Câu 3: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường

  1. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
  2. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
  3. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
  4. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

 

Câu 4: Khi tế bào khí khổng no nước thì

  1. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
  2. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
  3. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
  4. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

 

Câu 5: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế

  1. điều hòa huyết áp
  2. điều hòa áp suất thẩm thấu
  3. duy trì nồng độ glucozơ trong máu
  4. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu

 

Câu 6: Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?

  1. điều hóa hấp thụ nước ở thận
  2. duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu
  3. điều hòa hấp thụ Naở thận
  4. điều hòa pH máu

 

Câu 7: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò

  1. Cung cấp năng lượng cho lá.
  2. Cung cấp cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
  3. Hạ nhiệt độ cho lá.
  4. Vận chuyển nước, ion khoáng

 

Câu 8: Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt là

  1. vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn
  2. dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt
  3. nhai thức ăn trước khi nuốt
  4. chỉ nuốt thức ăn

 

Câu 9: Năng suất kinh tế là

  1. toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
  2. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
  3. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
  4. một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

 

Câu 10: Hô hấp là quá trình

  1. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  2. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  3. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  4. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

 

Câu 11: Thoát hơi nước qua lá bằng con đường

  1. qua khí khổng, mô giậu
  2. qua khí khổng, cutin
  3. qua cutin, biểu bì
  4. qua cutin, mô giậu

 

Câu 12:  Côn trùng hô hấp….?

  1. bằng hệ thống ống khí    
  2. bằng mang
  3. bằng phổi    
  4. qua bề mặt cơ thể

 

  1. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Phương án trả lời đúng là

  1. (1), (3) và (4).   
  2. (1), (2) và (3).
  3. (2), (3) và (4).    
  4. (1), (2) và (4).

Câu 2: Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp )tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

  1. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
  2. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
  3. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.
  4. xác định được cường độ quang hợp của cây.

 

Câu 3: Trong các phát biểu sau:

(1) Lách vào kẽ đất hút nước và ion khoáng cho cây.

(2) Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.

(3) Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp.

(4) Tế bào kéo dài, lách vào các kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của lông hút?

  1. 1.       B. 2.       C. 3.                                 D. 4.

 

Câu 4: Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí

(1) diện tích bề mặt lớn

(2) mỏng và luôn ẩm ướt

(3) có rất nhiều mao mạch

(4) có sắc tố hô hấp

(5) dày và luôn ẩm ướt

(6) có sự lưu thông khí

Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ?

  1. (1), (2) và (3)
  2. (1), (2), (3), (4) và (6)
  3. (1), (4) và (5)
  4. (5) và (6)

 

Câu 5: Ở hô hấp trong, sự vận chuyển Ovà COdiễn ra như thế nào?

  1. Sự vận chuyển Otừ cơ quan hô hấp đến tế bào và COtừ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chị nhờ dịch mô
  2. Sự vận chuyển COtừ cơ quan hô hấp nên tế bào và Otừ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô
  3. Sự vận chuyển Otừ cơ quan hô hấp đến tế bào và COtừ tế bào tới cơ quan hô hấp ( mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô
  4. Sự vận chuyển Otừ cơ quan hô hấp đến tế bào và COtừ tế bào tới cơ quan hô hấp việc thực hiện chỉ nhờ máu

 

Câu 6: Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

  1. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn
  2. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn
  3. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn
  4. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn

 

Câu 7: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

  1. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
  2. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
  3. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
  4. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

 

  1. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những lá già. Nguyên tố khoáng đó được nhận xét là

  1. Nitơ.
  2. Canxi.
  3. Sắt.
  4. Lưu huỳnh.

 

Câu 2: Một cái cây được loại bỏ một vòng vỏ cây khỏi toàn bộ chu vi, nhưng không bao gồm cả dác gỗ. Cái này sẽ rất có thể dẫn đến việc không thể

  1. vận chuyển nước lên lá
  2. vận chuyển nước về rễ
  3. vận chuyển cacbohydrat về rễ
  4. tiến hành quang hợp

 

Câu 3: Con người sử dụng hemoglobin để vận chuyển oxy trong máu. Tương tự, động vật thân mềm và giáp xác sử dụng _____________ để vận chuyển oxy trong máu của chúng.

  1. Hemocyanin
  2. Hemerythrin
  3. Huyết sắc tố
  4. Hemovanadin

 

Câu 4: Biểu đồ sau đây cho thấy tốc độ mất nước của ba cây. Một cây để ở điều kiện bình thường, cây thứ hai để ở nhiệt độ cao, và cây thứ ba tiếp xúc với độ ẩm cao. Sự mất nước giảm đột ngột sau khi 1,5 giờ cho cây tiếp xúc với cao nhiệt độ có lẽ là do

  1. cháy lá
  2. thiếu CO2 để duy trì quang hợp
  3. thiếu O2 để duy trì quang hợp
  4. đóng khí khổng

 

Câu 5: Trong quá trình quang hợp, cây cối trên mỗi hecta đất trong một ngày hấp thụ khoảng 100 kg khí cacbonic và sau khi đồng hoá cây cối nhả ra khí oxi. Hãy tính khối lượng khí oxi do cây cối trên 5 hecta đất trồng sinh ra mỗi ngày? Biết rằng số mol khí oxi cây sinh ra bằng số mol khí cacbonic hấp thụ.

  1. 72,7 kg.
  2. 363,63 kg.
  3. 500,0 kg.
  4. 36,36 kg.

 

Câu 6: Cho các phát biểu sau

  1. Thực vật C4 có hai dạng lục lạp: Lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch.
  2. Ở thực vật CAM, quá trình cacboxi hóa sơ cấp xảy ra vào ban đêm. Còn quá trình tổng hợp đường lại xảy ra vào ban ngày.
  • Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3 > C4 > CAM.
  1. Nhóm thực vật C3 và C4, pha tối diễn ra khác nhau ở chất nhận CO2 đầu tiên và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.

Số phát biểu có nội dung đúng là?

  1. 4
  2. 1
  3. 3
  4. 2

 

Câu 7: Biểu đồ được sử dụng để tìm khối lượng đề xuất của một người. Đối với dữ liệu được cung cấp về khối lượng cơ thể và chiều cao, người nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi có một chế độ ăn kiêng kiểm soát calo và tập thể dục thường xuyên?

  1. 40kg, 1.55m
  2. 50kg, 1.75m
  3. 90kg, 1.75m
  4. 70kg, 1.8m

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Sơ đồ dưới đây mô tả một số giai đoạn của chu trình nito trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. Giai đoạn a do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện.
  2. Giai đoạn b và c đều do vi khuẩn nitrat hóa thực hiện.
  • Nếu giai đoạn d xảy ra thì lượng nito cung cấp cho cây sẽ giảm.
  1. Giai đoạn e do vi khuẩn cố định đạm thực hiện.
  2. 1
  3. 3
  4. 2
  5. 4

 

Câu 2: Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo dạ dày đơn và ruột của 2 nhóm động vật: thú ăn thịt và thú ăn cỏ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Hình (1) là cấu tạo dạ dày đơn và ruột của thú ăn thịt như chó sói, sư tử, hổ.
  2. Hình (2b) có thể là dạ dày của thú ăn cỏ như trâu, bò…
  • Hình (2c) là manh tràng lớn có ở thú ăn cỏ.
  1. Hình (1), (2) cho thấy ruột của thú ăn cỏ và thú ăn thịt có sự khác nhau.
  2. 1
  3. 2
  4. 3
  5. 4

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 CTST, bộ trắc nghiệm sinh học 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm sinh học 11 chân trời: Ôn tập chương 1

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm sinh học 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com