Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời Bài 17: Cảm ứng ở động vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Cảm ứng ở động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM

  2. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Cảm ứng ở động vật là gì?

  1. Các phản xạ không điều kiện giúp bào vệ cơ thể
  2. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển
  3. Các phận xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường
  4. Cả 3 đáp án đều sai

 

Câu 2: Cảm ứng ở động vật….?

  1. Diễn ra nhanh, khó nhận ra
  2. Diễn ra lâu, dễ nhận ra
  3. Diễn ra lâu, khó nhận ra
  4. Diễn ra nhanh, dễ nhận ra

 

Câu 3: Phản xạ có điều kiện là?

  1. Phản xạ hình thành do sự dẫn truyền xung thần kinh theo nguyên tắc ưu thế, từ trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện sang trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện khi hai trung khu này hưng phấn cùng lúc
  2. Phản xạ hình thành do sự dẫn truyền xung thần kinh theo nguyên tắc ưu thế, từ trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện sang trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện khi hai trung khu này hưng phấn khác lúc
  3. Phản xạ hình thành do sự lưu trữ xung thần kinh theo nguyên tắc ưu thế, từ trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện sang trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện khi hai trung khu này hưng phấn cùng lúc
  4. Phản xạ hình thành do sự dẫn truyền xung thần kinh theo nguyên tắc ưu thế, từ tiểu khu tiếp nhận kích thích có điều kiện sang trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện khi hai trung khu này hưng phấn cùng lúc

Câu 4: Xynapse là gì?

  1. Điện thế tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với cơ quan thực hiện cảm xúc
  2. Điện thế tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với tế thực vật hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác
  3. Điện thế tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với môi trường bên ngoài
  4. Điện thế tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác

 

Câu 5: Synapse gồm?

  1. Synapse vật lý và hóa lý
  2. Synapse hóa học và synapse điện
  3. Synapse hóa lý và sinh hóa
  4. Synapse cân bằng và tối cân bằng

 

Câu 6: Có mấy loại phản xạ?

  1. Phản xạ có điều kiện; phản xạ vô hướng
  2. Phản xạ có điều kiện; Phản xạ không điều kiện
  3. Phản xạ vô hướng; Phản xạ định hướng
  4. Cả A, B và C

 

Câu 7: Bộ phận tiếp xúc kích thích?

  1. Thụ thể cảm giác
  2. Não bộ
  3. Thần kinh ngoại biên
  4. B và C

 

Câu 8: Cấu tạo của neuron?

  1. Thân, sợi cong, sợi nhánh
  2. Thân, sợi nhánh, sợi trục
  3. Đầu, thân, nhánh
  4. Đâu, nhánh, trục

 

Câu 9: Nguồn gốc của phản xạ không điều kiện?

  1. Do huấn luyện mà có
  2. Do tập tính xã hội
  3. Do mẹ dạy con
  4. Do bẩm sinh

 

Câu 10: Nguồn gốc của phản xạ có điều kiện?

  1. Hình thành trong quá trình sống
  2. Bẩm sinh
  3. Do gene mã hóa quy định
  4. Do con người

 

Câu 11: Một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh?

  1. U phổi, viêm họng,…
  2. Parkinson, Alzheimer;…
  3. Tim mạch, xơ vữa động mạch,….
  4. Máu trắng, hồng cầu lưỡi liềm,….

 

Câu 12: Thuốc giảm đau có thể tác dụng lên?

  1. Thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên
  2. Máu, dịch mô
  3. A và B đúng
  4. A và B sai

 

  1. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Xynapse là diện tiếp xúc giữa

  1. các tế bào ở cạnh nhau
  2. các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến,…)
  3. tế bào thần kinh với tế bào cơ
  4. tế bào thần kinh với tế bào tuyến

 

Câu 2: Trong các động vật sau

(1) giun dẹp; (2) thủy tức; (3) đỉa; (4) trùng roi; (5) giun tròn; (6) gián; (7) tôm.

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 

Câu 3: Trong hệ thần kinh dạng ống, não gồm những phần nào?

  1. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành - cầu não
  2. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành - cầu não
  3. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não
  4. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành - cầu não.

 

Câu 4: Qua trình truyền tin qua xynapse diễn ra theo trật tự 

  1. Khe xynapse → màng trước xynapse → chùy xynapse → màng sau xynapse
  2. Chùy xynapse → màng trước xynapse → khe xynapse → màng sau xynapse
  3. Màng sau xynapse → khe xynapse → chùy xynapse → màng trước xynapse
  4. Màng trước xynapse → chùy xynapse → khe xynapse → màng sau xynapse

 

Câu 5: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:

  1. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
  2. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
  3. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng
  4. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng

 

Câu 6: Bộ phận của não phát triển nhất là?

  1. bán cầu đại não
  2. não trung gian
  3. tiểu não và hành não
  4. não giữa

 

Câu 7: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,

  1. chậm và tốn ít năng lượng
  2. chậm và tốn nhiều năng lượng
  3. nhanh và tốn ít năng lượng
  4. nhanh và tốn nhiều năng lượng

 

  1. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác khi nói về cảm ứng ở động vật đa bào?

  1. Các động vật có hệ thần kinh dạng ống có sự tiến hóa của não bộ thành 5 phần bao gồm: bán cầu đại não trái, bán cầu đại não phải, não giữa, hành não và tiểu não
  2. Mức độ phát triển của hệ thần kinh càng cao, số lượng các phản xạ có điều kiện và khả năng học tập của động vật càng nhiều
  3. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ, hầu hết phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện
  4. Các loài động vật thuộc lớp côn trùng đều có não bộ.

 

Câu 2: Một tác nhân gây căng thẳng sớm hơn khuyến khích phản ứng thái quá với cocaine; điều này được gọi là?

  1. Nhạy cảm
  2. Khuếch đại
  3. Nhạy cảm chéo
  4. Hợp lực

 

Câu 3: Ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hệ thần kinh được tổ chức như sau?

  1. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh, các hạch thần kinh được nối với nhau thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
  2. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh, các hạch thần kinh nối với nhau thành chuỗi hạch nằm dọc phía bụng của cơ thể. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh, các hạch thần kinh nối với nhau thành chuỗi hạch nằm dọc phía bụng của cơ thể.
  3. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh, các hạch nối với nhau thành chuỗi nằm dọc mặt lưng cơ thể.
  4. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh, các hạch thần kinh phân bố đều khắp cơ thể.

 

Câu 4: Để có điện thế hoạt động cần có

(1). Kích thích điện khởi động làm thay đổi điện thế màng, điện thế màng trở nên bớt âm hơn.

(2). Một kích thích bất kì vào tế bào.

(3). Chất dẫn truyền thần kinh bám vào thụ thể trên màng tế bào, gây mở kênh Na+ .

Các ý đúng là?

  1. 1 và 3
  2. 1, 2 và 3
  3. 1 và 2
  4. 1 hoặc 3

 

Câu 5: Nếu hành vi nháy mắt liên tục, thì có thể là một ví dụ của ___________

  1. Trào ngược cột sống
  2. Trào ngược sọ não
  3. Tế bào thần kinh chuyển tiếp
  4. Trào ngược cột sống

 

Câu 6: Cho các phát biểu về cấu tạo và chức năng thần kinh, có bao nhiêu ý đúng?

  1. Các dây thần kinh mang thông điệp từ các bộ phận cơ thể đến não hoặc tủy sống được gọi là dây thần kinh cảm giác.
  2. Ngoài ra còn có một loại dây thần kinh thứ ba được gọi là dây thần kinh sọ.
  3. Bộ não và tủy sống được kết nối với tất cả các cơ quan giác quan và các bộ phận khác của cơ thể chúng ta bằng hàng triệu dây thần kinh.
  4. Các dây thần kinh mang thông điệp từ não hoặc tủy sống đến các bộ phận của cơ thể để hoạt động được gọi là dây thần kinh vận động.
  5. 2
  6. 1
  7. 3
  8. 4

 

Câu 7: Điều gì xảy ra tuần tự khi xung thần kinh được truyền từ khớp thần kinh của một tế bào thần kinh đến tế bào thần kinh sau synap?

  1. Xung thần kinh được truyền bên cạnh sợi trục của nơron trước synap.
  2. Xung thần kinh được truyền đến sợi trục của nơron sau synap.
  3. Xung thần kinh được truyền đến tế bào thần kinh sau synap bằng một kết nối trực tiếp giữa hai tế bào.
  4. Các túi synap giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh vào khe synap bằng quá trình xuất bào.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Xét các diễn biến sau

  1. Nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào
  2. Nồng độ Na+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào
  3. Các cổng K mở nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với trong màng tích điện âm
  4. Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
  5. Bơm Na - K vận chuyển Na+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ Na+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
  6. Các cổng Na mở nên các Na+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào, làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với phía trong màng tích điện âm

Cơ chế hình thành điện thế nghỉ gồm những đặc điểm?

  1. 2, 3 và 5
  2. 1, 3 và 4
  3. 2, 3 và 5
  4. 2, 3 và 5

 

Câu 2: Trong các nội dung sau

(1) Ít tế bào thần kinh tham gia

(2) Thường là phản xạ có điều kiện

(3) Thường do não điều khiển

(4) Thường là phản xạ không điều kiện

(5) Thường do tủy sống điều khiển

(6) Nhiều tế bào thần kinh tham gia

Những đặc điểm nào của phản xạ đơn giản, những đặc điểm nào của phản xạ phức tạp?

  1. Phản xạ đơn giản : (4), (5) và (6) ; phản xạ phức tạp : (1), (2) và (3)
  2. Phản xạ đơn giản : (1), (3) và (4); phản xạ phức tạp : (2), (5) và (6)
  3. Phản xạ đơn giản (1), (4) và (5) ; phản xạ phức tạp : (2), (3) và (6)
  4. Phản xạ đơn giản : (1), (2) và (5) ; phản xạ phức tạp : (3), (4) và (6)

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 CTST, bộ trắc nghiệm sinh học 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm sinh học 11 chân trời Bài 17: Cảm ứng ở động vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm sinh học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net