Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời Bài 24: Sinh sản ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24: Sinh sản ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 24. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM

  2. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Sinh sản vô tính ở thực vật là gì?

  1. là hình thức sinh sản mà hai cây mẹ thụ phấn cho nhau sinh ra cây con
  2. Là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, rễ, thân, lá,…
  3. Là hình thức sinh sản không có ở thực vật
  4. Là hình thức sinh sản mà cây con tự mọc ra trên thân của cây mẹ

Câu 2: Thụ phấn là gì?

  1. Quá trình mà bông hoa này nhả phấn ra, bông hoa kia nhả nhụy ra và kết hợp trong không khí
  2. Quá trình mà hạt nhụy bây đến bầu phấn
  3. Quá trình hạt phấn được nhụy tìm đến và kết hợp
  4. Quá trình hạt phấn phát tán và rơi trên núm nhụy phù hợp

 

Câu 3: Hạt được chia thành hai loại là?

  1. Hạt có nội nhũ và không có nội nhũ
  2. Hạt có noãn và không có noãn
  3. Hạt có bầu và không có bầu
  4. Hạt có đài và không có đài

 

Câu 4: Thụ phấn chéo là?

  1. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài.
  2. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
  3. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây
  1. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.

 

Câu 5: Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính

  1. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  2. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  3. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  4. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

 

Câu 6: Chức năng của quả là?

  1. Chức năng thẩm mỹ
  2. Bảo vệ hạt và phát tán hạt
  3. Nuôi dưỡng hạt
  4. Thu chất dĩnh dưỡng cho cây

 

Câu 7: Sinh sản hữu tính là?

  1. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của cả giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử
  2. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử cái và giao tử cái để tạo thành hợp tử
  3. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao đực cái để tạo thành hợp tử
  4. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử đực và 1 giao tử cái để tạo thành hợp tử

 

Câu 8: Sinh sản sinh dưỡng là?

  1. tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
  2. tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
  3. tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
  4. tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.

 

Câu 9: Trong giảm phân hình thành nên 4 đại bào tử thì mấy đại bào tử bị tiêu biến?

  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 3

 

Câu 10: Mỗi bào tử đơn bội nguyên phân hình thành nên mấy hạt phấn?

  1. 4
  2. 1
  3. 2
  4. 3

 

Câu 11: Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)

  1. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội
  2. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
  3. đơn bội và hình thành cây đơn bội
  4. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội

Câu 12: Túi đại bào tủ có mấy loại tế bào?

  1. 8
  2. 12
  3. 6
  4. 16

 

  1. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Sau khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy

  1. Hạt phấn sẽ xâm nhập vào đầu nhụy
  2. Hạt phấn sẽ hút nước và nảy mầm
  3. Hạt phấn sẽ khô đi
  4. Hạt phấn đợi chín hẳn sẽ tham gia thụ tinh

 

Câu 2: Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm

  1. Hạt phấn khô, nhiều, nhỏ, nhẹ
  2. Tràng hoa tiêu giảm
  3. Thường mọc ở ngọn hoặc đỉnh cành
  4. Cả 3 ý trên

 

Câu 3: Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng

  1. thân rễ       
  2. lóng
  3. rễ phụ       
  4. thân bò

Câu 4: Nhóm thực vật chủ yếu sinh sản tự nhiên bằng thân

  1. Lúa mạch, lúa mì, ngô.
  2. Củ mì (sắn), rau má, chuối
  3. Cam. bưởi, chanh.
  4. Khoai lang, đậu phộng, đu đủ

 

Câu 5: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng hormone sinh trưởng

  1. Auxin và GA
  2. Auxin và xitokinin
  3. Auxin
  4. GA và xitokinin

 

Câu 6: Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để

  1. Tập trung nước nuôi các cành ghép
  2. Tránh gió mưa làm bay cành ghép
  3. Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép
  4. Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá

 

Câu 7: Sau khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy

  1. Hạt phấn sẽ xâm nhập vào đầu nhụy
  2. Hạt phấn đợi chín hẳn sẽ tham gia thụ tinh
  3. Hạt phấn sẽ hút nước và nảy mầm
  4. Hạt phấn sẽ khô đi
  1. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Bầu bí và dừa là những ví dụ về _______

  1. Đa tính
  2. Đơn tính
  3. Lưỡng tính
  4. Đơn bội

 

Câu 2: Sơ đồ cho thấy một phần của một loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Bao phấn có cấu tạo nào?

  1. A
  2. B
  3. D
  4. C

 

Câu 3: Ở Bắc Cực, _______________ là những loài thực vật phong phú nhất.

  1. rêu tản
  2. rêu
  3. cây sừng
  4. cây lá kim

Câu 4: Quá trình nào có thể sẽ bị xáo trộn hoặc không xảy ra, nếu phần được dán nhãn bị loại bỏ khỏi bông hoa?

  1. sự phát triển của ống phấn
  2. vận chuyển phấn hoa
  3. sự hình thành phấn hoa
  4. hình thành quả

 

Câu 5: Hình ảnh trên mô tả quá trình nào?

  1. nuôi cấy mô
  2. giâm
  3. chiết
  4. ghép

Câu 6: Khi nói về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

  1. Cây khoai lang sinh sản bằng thân củ.
  2. Cây dâu tây, cỏ gấu sinh sản bằng thân rễ.

III. Cây khoai tây sinh sản bằng rễ củ.

  1. Cây rau má sinh sản từ một bộ phận thân bò.
  2. 3
  3. 4
  4. 1
  5. 2

Câu 7: Muốn đạt tỉ lệ ghép sống cao đòi hỏi yếu tố nào sau đây?

  1. Cây gốc ghép phải sinh trưởng khỏe, cành ghép mắt ghép phải là cành bánh tẻ.
  2. Mắt ghép và cây gốc ghép phải có quan hệ họ hàng gần; cây gốc ghép phải sinh trưởng khỏe.
  3. Mắt ghép và cây gốc ghép phải có quan hệ họ hàng gần, cành ghép mắt ghép phải là cành bánh tẻ.
  4. Mắt ghép và cây gốc ghép phải có quan hệ họ hàng gần; cây gốc ghép phải sinh trưởng khỏe, cành ghép mắt ghép phải là cành bánh tẻ.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Xét các đặc điểm sau

(1) Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp

(2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh

(3) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền

(4) Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn

(5) Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh

(6) Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi Sinh sản vô tính có những đặc điểm nào?

  1. (1), (2), (3), (4) và (6)
  2. (1), (2), (3), (4) và (5)
  3. (1) và (2)
  4. (1), (4) và (6)

 

Câu 2: Khi nói về thể giao tử ở thực vật có hoa, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

  • Từ tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành hạt phấn.
  • Từ tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân để hình thành túi phôi.
  • Từ 1 tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành 8 hạt phấn.

-    Từ 1 tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân để    hình thành 32 túi phôi.

-    Mỗi thể giao tử đực có 2 tế bào đơn bội.

  1. 5
  2. 4
  3. 2
  4. 3

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 CTST, bộ trắc nghiệm sinh học 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm sinh học 11 chân trời Bài 24: Sinh sản ở thực vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm sinh học 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com