Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Cảm ứng ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 15. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM

  2. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Cảm ứng ở thực vật là gì?

  1. Là sự tiếp nhận của thực vật đối với các kích thích từ môi trường
  2. Là sự tiếp nhận và phản ứng của thực vật đối với các kích thích từ môi trường
  3. Là sự phản ứng của thực vật đối với các kích thích từ môi trường
  4. Cả 3 đáp án đều sai

 

Câu 2: Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là

  1. hoa       
  2. thân       
  3. lá      
  4. rễ

 

Câu 3: Ứng động sinh trưởng là gì?

  1. Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
  2. Là sự vận động khi có tác nhân kích thích.
  3. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
  4. Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích.

Câu 4: Đâu là vai trò của cảm ứng đối với thực vật?

  1. Làm cho chúng đột biến
  2. làm cho chúng tiến hóa ngược
  3. Làm cho chúng tiến hóa vượt bậc
  4. Tự vệ cho chính chúng

Câu 5: Sự đóng mở của khí khổng là ứng động?

  1. sinh trưởng
  2. không sinh trưởng
  3. ứng động tổn thương
  4. tiếp xúc

 

Câu 6: Các kiểu hướng động âm ở rễ là?

  1. hướng đất, hướng sáng.
  2. hướng sáng, hướng hoá.
  3. hướng sáng, hướng nước.
  4. hướng nước, hướng hoá.

 

Câu 7: Các hình thức cảm ứng ở thực vật?

  1. Vận động cảm ứng; Vận động định hướng
  2. Vận động cảm ứng; Vận động không gian
  3. Vận động định hướng; Vận động thời gian
  4. Vận động không gian; Vận động thời gian

Câu 8: Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động?

  1. Đóng mở khí khổng
  2. Quấn vòng
  3. Nở hoa
  4. Thức ngủ của lá

 

Câu 9: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

  1. Hướng sáng.
  2. Hướng đất
  3. Hướng nước.
  4. Hướng tiếp xúc.

 

Câu 10: Hãy kể tên những tác nhân không gây ra hướng hoá ở thực vật?

  1. Các chất dẫn dụ và các hợp chất khác.
  2. Các hoá chất có thể là các muối khoáng, các chất hữu cơ, hooc môn.
  3. Các kim loại, khí trong khí quyển.
  4. Các hoá chất có thể là axit, kiềm

 

Câu 11: Loại hướng động nào sau đây là hướng động âm?

  1. Hướng sáng của thân.
  2. Hướng sáng của rễ.
  3. Hướng trọng lực của rễ.
  4. Hướng nước của rễ.

 

Câu 12: Hai kiểu hướng động chính là?

  1. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích
  2. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)
  3. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương động âm (sinh trưởng về trọng lực)
  4. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới đất)

 

  1. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là ứng động sinh trưởng?

  1. Khí khổng đóng mở.
  2. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.
  3. Cây bàng rụng lá vào mùa đông.
  4. Lá cây trinh nữ cụp lại khi va chạm.

 

Câu 2: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước

  1. nhiều tác nhân kích thích
  2. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng
  3. tác nhân kích thích không ổn định
  4. tác nhân kích thích không định hướng

 

Câu 3: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

  1. tác nhân kích thích từ một hướng
  2. sự phân giải sắc tố
  3. đóng khí khổng
  4. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic

 

Câu 4: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra?

  1. nhanh, dễ nhận thấy    
  2. chậm, khó nhận thấy
  3. nhanh, khó nhận thấy    
  4. chậm, dễ nhận thấy

 

Câu 5: Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của

  1. hướng sáng.
  2. hướng trọng lực âm.
  3. hướng tiếp xúc.
  4. hướng trọng lực dương.

 

Câu 6: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

  1. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông
  2. quang ứng động và điện ứng đông
  3. nhiệt ứng động và thủy ứng đống
  4. ứng động tổn thương

 

Câu 7: Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng

  1. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
  2. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
  3. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phái không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
  4. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

 

  1. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Bạn Minh trồng một số hạt nảy mầm trong chậu. Minh đặt cái chậu vào một hộp các-tông được mở từ một phía. Minh giữ chiếc hộp theo cách mà mặt mở của chiếc hộp đối diện với ánh sáng mặt trời gần cửa sổ của anh ta. Sau 2-3 ngày, Minh quan sát thấy chồi uốn cong về phía ánh sáng như trong hình ảnh. Đây là ví dụ của kiểu hướng động nào

(a) Chủ nghĩa địa chất

(b) Chủ nghĩa quang hướng

(c) Chủ nghĩa hóa học

(d) Chủ nghĩa thủy dưỡng

  1. Hướng sáng
  2. Hướng hóa
  3. Hướng tối
  4. Hướng nước

 

Câu 2: Có bao nhiêu mệnh đề đúng?

  1. Hiện tượng quấn vòng của rau muống là hướng động tiếp xúc
  2. Hiện tượng tua cuốn của bầu, bí quấn quanh một cọc rào là vận động quấn vòng (ứng động sinh trưởng)
  3. Vận động khép, cụp lá ở cây trinh nữ là ứng động không sinh trưởng

4.Vận động khép, xòe lá ở cây họ Đậu và họ Chua me là ứng động sinh trưởng

  1. 1
  2. 3
  3. 2
  4. 4

 

Câu 3: Khi nói về cảm hứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây?

(1) Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.

(2) Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.

(3) Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm.

(4) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.

(5) Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Có bao nhiêu hiện tượng là kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 

Câu 4: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối, là ví dụ về?

  1. hướng sáng dương dưới tác động của ánh sáng.
  2. ứng động không sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.
  3. ứng động sinh trưởng dưới tác động của nhiệt độ.
  4. ứng động sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.

 

Câu 5: Cho các ý sau về ứng động ở thực vật, có bao nhiêu ý sai?

  1. Sự phát triển hoặc di chuyển của một bộ phận thực vật do kích thích hóa học được gọi là quá trình hóa học (chemotropism).
  2. Sự chuyển động của rễ thực vật về phía trái đất và của thân cây ra xa trái đất, cả hai đều là trường hợp của thuyết địa dưỡng.
  3. Hormone Auxin làm tăng tốc độ phát triển của thân và nó làm tăng tốc độ phát triển ở rễ.
  4. Các tua có dạng Thigmotropic tích cực có nghĩa là chúng phát triển về phía những thứ mà chúng tình cờ chạm vào.
  5. 2
  6. 1
  7. 3
  8. 4

 

Câu 6: Có bao nhiêu mệnh đề đúng khi nói về sự khác nhau giữa vận động định hướng và vận động cảm ứng?

  1. Sự khác nhau là ở phía tác động của các nhân tố kích thích
  2. Sự khác nhau thể hiện ở tốc độ phản ứng trước các nhân tố tác động
  3. Vận động hướng động là vận động về một phía, còn vận động cảm ứng thì không phân biệt phía
  4. Cả hai hình thức vận động này đều liên quan đến auxin.
  5. 3
  6. 1
  7. 4
  8. 2

 

Câu 7: Cho các hiện tượng về cảm ứng ở thực vật sau đây, có bao nhiêu hiện tượng liên quan đến ứng động?

  1. Quang ứng động
  2. Thủy ứng động
  3. Nhiệt ứng động
  4. Hóa ứng động
  5. Ứng động tiếp xúc
  6. Điện ứng động
  7. Ứng động tổn thương
  8. Ứng động hướng sang
  9. 4
  10. 5
  11. 6
  12. 7

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Nghiên cứu ảnh hướng của ảnh sáng đối với sự sinh trưởng của thực vật, người ta làm thi nghiệm: Gieo 1 số hạt thóc vào chậu và đặt hên cạnh một bóng điện sáng. Sau vài ngày có hiện tượng cây mọc cong về phía nguồn sáng. Phân tích tế bào thì thấy lượng auxin ở phía không được chiếu sáng cao hơn phía đổi diện. Có thể giải thích

  1. auxin kìm hãm sự sinh trưởng của tế bào.
  2. auxin được tổng hợp đã tập trung nhiều hơn ở phía thiếu ánh sáng và kích thích các tế bào dài ra.
  3. ở phía được chiếu sáng, cây quang hợp mạnh nên sinh trưởng nhanh hơn.
  4. auxin có tính hướng sáng âm nên tập trung ở phía tối.

 

Câu 2: Cho các nội dung sau

(1) ứng động liên quan đên sinh trưởng tế bào

(2) thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa)

(3) sự đóng mở khí khổng

(4) sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh

(5) các vận cộng cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa

(6) cây nắp ấm bắt mồi

(7) là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào

Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp?

  1. sinh trưởng: (1), (4) và (5) ; không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7)
  2. sinh trưởng: (2), (4) và (7) ; không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6)
  3. sinh trưởng: (1), (2) và (4) ; không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7)
  4. sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6) ; không sinh trưởng: (3), (5) và (7).

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 CTST, bộ trắc nghiệm sinh học 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm sinh học 11 chân trời Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm sinh học 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com