Trắc nghiệm sinh học 11 chân trời bài 1: Khái quát về trao đổi chất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Khái quát về trao đổi chất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT

VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Trao đổi chất ở sinh vật là?

  1. Tập hợp các biến đổi hóa học giúp duy trì sự ổn định trong các tế bào của sinh vật
  2. Tập hợp các biến đổi hóa học giúp duy trì sự sống trong các tế bào của sinh vật
  3. Tập hợp các biến đổi hóa học giúp cân bằng sự sống và cái chết trong các tế bào của sinh vật
  4. Không ý nào đúng

 

Câu 2: Chuyển hóa năng lượng ở sinh vật là gì?

  1. Là sự chênh lệch của năng lượng từ dạng này sang dạng khác
  2. Là sự cân bằng của năng lượng từ dạng này sang dạng khác
  3. Là sự giữ nghuyên trạng thái năng lượng
  4. Là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác

 

Câu 3: Vai trò của chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật?

  1. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
  2. Đảm bảo nhu cầu về chỗ ở cho sinh vật
  3. Tạo ra thức ăn cho sinh vật
  4. Để duy trì số lượng cho sinh vật

 

Câu 4: Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?

  1. Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể
  2. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng
  3. Thải các chất ra ngoài môi trường và điều hòa cơ thể
  4. Cả A, B và C đều đúng

 

Câu 5: Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới là?

  1. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải; giai đoạn sử dụng
  2. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải, giai đoạn huy động năng lượng
  3. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn phân giải
  4. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn sử dụng

         

Câu 6: Những chất mà cơ thể sinh vật tiết ra ngoài được gọi là?

  1. Chất dinh dưỡng
  2. Chất thải, chất độc hại, chất dư thừa
  3. Nước
  4. Thức ăn

 

Câu 7: Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?

  1. Tự dưỡng và dị dưỡng
  2. Đồng hóa và dị hóa
  3. Đồng hóa và dị dưỡng
  4. Dị hóa và tự dưỡng

 

Câu 8: Đồng hóa là?

  1. Phân hủy các chất
  2. Tổng hợp chất mới, tích lũy năng lượng
  3. Giải phòng năng lượng
  4. Biến đổi các chất

 

Câu 9: Dị hóa là?

  1. Phân giải các chất hấp thụ
  2. Giải phóng năng lượng
  3. Thải các chất ra ngoài môi trường
  4. A và B đúng

 

Câu 10: Năng lượng của các chất hữu cơ phức tạp thoát ra ngoài dưới dạng…?

  1. Nhiệt năng
  2. Cơ năng
  3. Hóa năng
  4. Tất cả đều sai

 

Câu 11: Sinh vật lấy các chất nguyên vật liệu cho quá trình trao đổi chất ở đâu?

  1. Chính cơ thể chúng
  2. Môi trường
  3. Tạo hóa
  4. Con người

 

Câu 12: Ở thực vật, nguồn năng lượng khởi đầu là?

  1. Mặt trời
  2. Đất
  3. Nước
  4. Không khí
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho các chất sau

  1. Oxygen
  2. Carbon dioxide
  3. Chất dinh dưỡng
  4. Nước uống
  5. Năng lượng nhiệt
  6. Chất thải

Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể người thu nhận những chất nào?

  1. 2, 4, 6
  2. 1, 3, 4
  3. 1, 3, 5
  4. 1, 4, 5

 

Câu 2: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào?

  1. Khí O2, nước tiểu, máu
  2. Khí CO2, nước tiểu, máu
  3. Khí O2, nước tiểu, mồ hôi
  4. Khí CO2, nước tiểu, mồ hôi

 

Câu 3: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?

  1. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
  2. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
  3. Con người, vật nuôi, cây trồng.
  4. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.

 

Câu 4: Tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất là quá trình

  1. chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
  2. chuyển hóa các chất trong tế bào.
  3. chuyển hóa năng lượng ngoài tế bào.
  4. chuyển hóa các chất ngoài tế bào

 

Câu 5: Năng lượng tích lũy trong ATP được huy động vào việc gì?

  1. Trao đổi chất; Vận động; Cảm ứng; Dự trữ cho con của sinh vật
  2. Trao đổi chất; Vận động; Cảm ứng; Dự trữ cho sinh vật phân hủy
  3. Trao đổi chất; Vận động; Cảm ứng; Sinh trưởng; Phát triển;…
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào là cơ sở cho?

  1. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể sinh vật.
  2. Quá trình biến đổi của sinh vật để dẫn đến sự diệt vong
  3. Quá trình sinh vật tiến hóa và biến đổi theo mỗi trường
  4. Cả A, B, C đều sai

 

Câu 7: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

  1. Bài tiết mồ hôi.
  2. Phân giải protein trong tế bào.
  3. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
  4. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.

 

  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Trong sơ đồ chuyển hóa sau về mối qua hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào và cơ thể, tại sao quá trình đồng hóa và dị hóa lại là mũi tên hai chiều?

  1. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy.
  2. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng. Sau đó quá trình kết thúc.
  3. Vì đồng hóa và dị hóa xảy ra 2 lần, còn các quá trình khác chỉ xảy ra duy nhất một làn trong cuộc đời sinh vật
  4. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình tổng hợp và tích lũy năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy.

Câu 2: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?

  1. Các phương án dưới đều đúng
  2. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào
  3. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt
  4. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím

 

Câu 3: Đây là quá trình gì?

  1. Chuyển hóa năng lượng ở thực vật
  2. Trao đổi chất ở thực vật
  3. Dị hóa các chất ở thực vật
  4. Tiêu giảm năng lượng ở thực vật

 

Câu 4: Hình bên dưới là quá trình gì?

  1. Đào thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
  2. Lấy các chất cần thiết từ môi trường.
  3. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
  4. Chuyển hóa các chất trong tế bào.

 

Câu 5: Chiều cao của bạn An đã tăng thêm 2 cm so với năm trước. Điều này mang ý nghĩa gì?

  1. Bố mẹ của An đã cho An ăn nhiều
  2. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể người lớn lên.
  3. An đã chăm chỉ học hành
  4. Điều hòa hoạt động sống của các hệ cơ quan làm An tăng chiều cao

 

Câu 6: Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Điều nào sau đây giải thích cho việc này?

  1. Nhịp thở, nhịp tim tăng lên để cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các tế bào giúp các tế bào có thể thực hiện quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang tăng lên đó.
  2. Các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sinh ra nhiệt → Cơ thể nóng lên → Cơ thể ổn định nhiệt độ bằng cách thoát mô hôi → Mồ hôi ra nhiều khiến thiếu hụt nguồn nước trong cơ thể → Biểu hiện khát nước nhiều hơn lúc chưa chạy
  3. A và B đúng
  4. A và B đều sai

 

Câu 7: Vì sao khi làm việc nặng hay vận động mạnh thì sản phẩn của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng tăng lên?

  1. Khi làm việc nặng hay vận động mạnh, các tế bào cơ tăng cường hoạt động → Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn → Các tế bào cơ cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn để cắt giảm nguyên liệu cho quá trình tạo năng lượng đồng thời nhu cầu thải chất thải và carbon dioxide – sản phẩm của quá trình tạo năng lượng của tế bào cũng tăng lên.
  2. Khi làm việc nặng hay vận động mạnh, các tế bào cơ tăng cường hoạt động → Các tế bào cơ không cần cung cấp nhiều năng lượng hơn → Các tế bào cơ cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn để cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo năng lượng đồng thời nhu cầu thải chất thải và carbon dioxide – sản phẩm của quá trình tạo năng lượng của tế bào cũng tăng lên.
  3. Khi làm việc nặng hay vận động mạnh, các tế bào cơ giảm sự hoạt động → Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn → Các tế bào cơ cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn để cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo năng lượng đồng thời nhu cầu thải chất thải và carbon dioxide – sản phẩm của quá trình tạo năng lượng của tế bào cũng tăng lên.
  4. Khi làm việc nặng hay vận động mạnh, các tế bào cơ tăng cường hoạt động → Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn → Các tế bào cơ cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn để cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo năng lượng đồng thời nhu cầu thải chất thải và carbon dioxide – sản phẩm của quá trình tạo năng lượng của tế bào cũng tăng lên.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Cho các yếu tố như chất khoảng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, chất hữu cơ, nước. Xác định yếu tố lấy vào, thải ra và tích luỹ trong cơ thể thực vật.

  1. - Những yếu tố mà cơ thể thực vật lấy vào: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, nước.

- Những yếu tố mà cơ thể thực vật thải ra: oxygen, carbon dioxide, nước.

- Những yếu tố mà cơ thể thực vật tích lũy: năng lượng, nước

  1. - Những yếu tố mà cơ thể thực vật lấy vào: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, nước.

- Những yếu tố mà cơ thể thực vật thải ra: oxygen, carbon dioxide, nước.

- Những yếu tố mà cơ thể thực vật tích lũy: năng lượng, chất hữu cơ, nước.

  1. - Những yếu tố mà cơ thể thực vật lấy vào: chất khoáng, năng lượng, oxygen, nước.

- Những yếu tố mà cơ thể thực vật thải ra: oxygen, carbon dioxide, nước.

- Những yếu tố mà cơ thể thực vật tích lũy: năng lượng, chất hữu cơ, nước

  1. - Những yếu tố mà cơ thể thực vật lấy vào: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide.

- Những yếu tố mà cơ thể thực vật thải ra: oxygen, carbon dioxide, nước.

- Những yếu tố mà cơ thể thực vật tích lũy: năng lượng, chất hữu cơ, nước

 

Câu 2: Một con hổ đã chạy và săn bắt được một con nai rừng. Điều này nói gì về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

  1. Phương thức trao đổi chất của con hổ là dị dưỡng, nó sử dụng năng lượng của quá trình dị hóa để chạy và săn mồi, rồi sử dụng thức ăn đó phân giải trong quá trình đồng hóa, và cứ như vậy.
  2. Phương thức trao đổi chất của con hổ là hữu tính, nó sử dụng năng lượng của quá trình dị hóa để chạy và săn mồi, rồi sử dụng thức ăn đó tích lũy trong quá trình đồng hóa, và cứ như vậy.
  3. Phương thức trao đổi chất của con hổ là dị dưỡng, nó sử dụng năng lượng của quá trình dị hóa để chạy và săn mồi, rồi sử dụng thức ăn đó tích lũy trong quá trình đồng hóa, và cứ như vậy.
  4. Phương thức trao đổi chất của con hổ là dị dưỡng, nó sử dụng năng lượng của quá trình đồng hóa để chạy và săn mồi, rồi sử dụng thức ăn đó tích lũy trong quá trình dị hóa, và cứ như vậy.

 

Câu 3: Việc vận động mạnh và nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra?

  1. Nhịp thở nhanh hơn để đảm bảo cung cấp khí oxygen và đào thải khí carbonic.
  2. Nhịp tim nhanh hơn để giúp máu vận chuyển khí oxygen và vật chất đến các tế bào cơ và vận chuyển khí carbonic và chất thải từ tế bào đi một cách kịp thời
  3. Quá trình chuyển hóa năng lượng cũng sinh nhiệt nên cơ thể nóng lên → Cơ thể toát nhiều mô hôi để giảm nhiệt giúp ổn định nhiệt độ của cơ thể → Cơ thể mất nhiều nước nên nhanh khát.

Cơ thể cần nhiều vật chất để làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo năng lượng nên nhanh đói.

  1. Tất cả các phương án trên đúng

 

Câu 4: Dự đoán những quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra khi một con báo đang chạy?

  1. - Hóa năng → Động năng: Do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo, tạo ra sự vận động chạy của con báo.

- Hóa năng → Nhiệt năng: Quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng

  1. - Hóa năng → Cơ năng: Do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo, tạo ra sự vận động chạy của con báo.

- Hóa năng → Nhiệt năng: Quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng.

  1. - Hóa năng → Cơ năng: Do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo, tạo ra sự vận động chạy của con báo.

- Nhiệt năng → Hóa năng: Quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng

  1. - Hóa năng → Cơ năng: Do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo, tạo ra sự vận động chạy của con báo.

- Hóa năng → Điện năng: Quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng

 

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 CTST, bộ trắc nghiệm sinh học 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm sinh học 11 chân trời bài 1: Khái quát về trao đổi chất

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm sinh học 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com