Quan điểm của nhà vua về người hiền tài như thế nào? Tác giả so sánh người hiền và thiên tử với những hình ảnh nào ? Cách so sánh như vậy có tác dụng gì ?

Câu 3: Quan điểm của nhà vua về người hiền tài như thế nào? Tác giả so sánh người hiền và thiên tử với những hình ảnh nào ? Cách so sánh như vậy có tác dụng gì ?

Câu trả lời:

* Quan điểm của nhà vua về người hiền tài:

  • Tác giả ví người hiền như ngôi sao sáng, quy luật xử thế của người hiền: Mở đầu một hình ảnh so sánh: người hiền - ngôi sao sáng, thiên tử – sao Bắc Thần (tức Bắc Đẩu). Từ quy luật tự nhiên (sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần) khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời. Nêu lên một phản đề: Người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi.

* Viện dẫn Luận ngữ của Khổng tử: “Người hiền như sao sáng trên trời” sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần” (thiên tử)  vừa tạo nên tính chính danh cho Chiếu cầu hiền (vì đối với nhà nho xưa, lời đức Khổng Tử là chân lý) vùa đánh trúng vào tâm lý sĩ phu Bắc Hà, cho thấy vua Quang Trung là người có học, biết lễ nghĩa.

-> Cách lập luận chặt chẽ , thuyết phục tạo tiền đề cho toàn bộ hệ thống lập luận ở phần sau.

  • Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử:người hiền phải do thiên tử sử dụng, phải quy thuận về với nhà vua. Khẳng định:“Nếu như che mất … người hiền vậy”. Nếu hiền tài không do thiên tử sử dụng là trái quy luật, trái đạo trời. Qua đó thấy được cách đặt vấn đề: có sức thuyết phục đối với sĩ phu Bắc Hà.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com