Bài tập OT2.1. Đáp án: A
Bài tập OT2.2. Đáp án: B
Cr ở ô 24 (do Z = 24), chu kì 4 (do có 4 lớp electron), nhóm VIB (do nguyên tố d, 6 electron hóa trị).
Bài tập OT2.3. Đáp án: B
F có độ âm điện lớn nhất nên xếp cuối cùng → A, C, D sai.
Bài tập OT2.4. Đáp án: C
- F, O, C, Be thuộc cùng chu kì 2, theo quy luật biến đổi có bán kính nguyên tử: F < O < C < Be
- Be và Ca thuộc cùng nhóm IIA, theo quy luật biến đổi có bán kính nguyên tử: Be < Ca
Vậy bán kính nguyên tử: F < O < C < Be < Ca.
Bài tập OT2.5.
Si, Al và P cùng thuộc chu kì 3.
Nhóm IIIA | Nhóm IVA | Nhóm VA |
Al | Si | P |
Theo quy luật biến đổi tính chất có tính phi kim tăng dần theo dãy: Al, Si, P.
Bài tập OT2.6.
Ta có Na, Mg, Al thuộc cùng chu kì 3.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.
Vậy tính base giảm dần theo dãy: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Bài tập OT2.7.
Oxide cao nhất của nguyên tố R là RO3.
Công thức hợp chất khí với hydrogen của R là RH2.
Trong hợp chất khí của R với hydrogen có 5,88% hydrogen về khối lượng nên:
Vậy R là sulfur (S), oxide cao nhất của R là SO3.
Bài tập OT2.8.
Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R là RH4. Oxide cao nhất của R là RO2.
Oxide cao nhất của R chứa 53,3% oxygen về khối lượng nên:
Nguyên tố R là silicon (Si).
Bài tập OT2.9.
Gọi số proton của X và Y là ZX và ZY.
Trường hợp 1: X đứng trước Y, ta có hệ phương trình:
Trường hợp 2: Y đứng trước X, ta có hệ phương trình:
Vậy X là oxygen (O); Y là nitrogen (N); công thức phân tử cần tìm là NO2.
Bài tập OT2.10.
Gọi số hiệu nguyên tử X và Y lần lượt là ZX và ZY. Ta có: ZX + ZY = 58 (1)
Giả sử X đứng trước Y do đó ZX < ZY.
Do X và Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp, do đó X và Y có thể cách nhau 8, 18 hoặc 32 nguyên tố.
Xét 3 trường hợp:
Trường hợp 1: ZY = ZX + 8, thay vào (1) được ZX = 25 suy ra ZY = 33.
X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s2 (thuộc nhóm VIIB)
Y có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s24p3(thuộc nhóm VA)
Vậy trường hợp 1 X, Y khác nhóm ⇒ không thỏa mãn đề bài.
Trường hợp 2: ZY = ZX + 18, thay vào (1) được ZX = 20 suy ra ZY = 38.
X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2 (chu kì 4, nhóm IIA)
Y có cấu hình electron: [Kr]5s2(chu kì 5, nhóm IIA)
Vậy trường hợp 2 thỏa mãn, X là calcium và Y là strontium.
Trường hợp 3: ZY = ZX + 32, thay vào (1) được ZX = 13 suy ra ZY = 45.
X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 (nhóm IIIA)
Y có cấu hình electron: [Kr]4d85s1(nhóm VIIIB)
Vậy trường hợp 3 X, Y khác nhóm ⇒ không thỏa mãn đề bài.