Soạn chi tiết Ngữ văn 9 Cánh diều bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Đình Chú)

Soạn văn bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Đình Chú) sách Ngữ văn 9 Cánh diều tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 9 Cánh diều chương trình mới

CHUẨN BỊ

Câu 1: Đọc trước văn bản Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương ”; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chú.

Bài làm chi tiết:

Thông tin về tác giả: 

+ Nguyễn Đình Chú sinh năm 1929 tại Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An.

+ Năm 1984 ông được phong học hàm Phó giáo sư và năm 1991 được phong học hàm Giáo sư. 

+ Từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 7 năm 2003 ông là giảng viên và nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thuộc khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

+ Sau 2003 về hưu nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia nghiên cứu, giảng dạy (cao học, nghiên cứu sinh), và hướng dẫn các luận án.

Câu 2: Vận dụng những hiểu biết sau khi học Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ở Bài 6 đề đọc hiểu văn bản này.

Bài làm chi tiết:

Hiểu biết sau khi học Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để đọc hiểu văn bản:

- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chuyện

- Các sự kiện trong truyện xuất hiện lần lượt, sự kiện này là tiền đề cho sự xuất hiện của sự kiện khác.

- Kết thúc: Vũ Nương gieo mình

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Chú ý cách nêu vấn đề của người viết.

Bài làm chi tiết:

Người viết dẫn dắt vấn đề theo cách trực tiếp.

Câu 2: Theo tác giả, cái “độc đáo”, “cao siêu” của truyện là gì?

Bài làm chi tiết:

Đó là đề cập đến vấn đề hạnh phúc mong manh của nhân vật chính nhưng qua đó là đại diện cho người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 3: Các chi tiết được phân tích là những chi tiết nào?

Bài làm chi tiết:

Đó là chi tiết cái bóng của Vũ Nương. Chính chi tiết này là nút thắt của câu chuyện, nó đã dẫn đến bi kịch của cuộc đời Vũ Nương.

Câu 4: Người viết so sánh Chuyện người con gái Nam Xương với Truyện Kiều để làm rõ điều gì?

Bài làm chi tiết:

Người viết so sánh hai tác phẩm để làm rõ số phận lận đận, long đong của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ luôn phải chịu đựng những bất hạnh thiệt thòi.

Câu 5: Người viết đã bác bỏ những ý kiến nào trong phần này?

Bài làm chi tiết:

Người viết đã bác bỏ những ý kiến:

- Sự tan nát hạnh phúc là do chế độ nam nữ bất bình đẳng.

- Vũ Nương tan nát hạnh phúc vì chiến tranh.

Câu 6: Chú ý cách nêu lí lẽ của người viết.

Bài làm chi tiết:

Người viết nêu lý lẽ rồi đưa ra dẫn chứng để chứng minh luôn.

Câu 7: Ý nghĩa của việc nhắc lại câu đã nêu ở phần mở đầu này là gì?

Bài làm chi tiết:

Việc nhắc lại như vậy là để nhấn mạnh sự mong manh của người phụ nữa trong chính cược đời của mình.

Câu 8: Người viết nhận xét, đánh giá truyện như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Người viết nhận xét, đánh giá truyện : Truyện là thiên tình sử bi thảm, áng “thiên cổ kì bút”, một truyện ngắn “đột khởi”, là đỉnh cao vời vợi trong muôn đời.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Xác định nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương”. Theo em, cụm từ “nghĩ thêm” trong nhan đề có nghĩa gì?

Bài làm chi tiết:

- Văn bản này gồm 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu - có điều cần nói thêm): Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

+ Phần 2 (tiếp - nội dung tác phẩm là như thế): Triển khai vấn đề: số phận mong manh của người phụ nữ.

+ Phần 3 (còn lại): Tổng kết lại vấn đề: số phận mong manh của người phụ nữ.

- Theo em, cụm từ “nói thêm” ở nhan đề có nghĩa là văn bản này tác giả sẽ trình bày thêm nhiều khía cạnh khác của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Câu 2. Văn bản bàn luận về vấn đề gì? Vấn đề (luận đề) ấy được nêu lên ở phần nào của bài viết?

Bài làm chi tiết:

- Đó là vấn đề: hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Vấn đề đó đã được nêu lên ở phần đầu tác phẩm.

Câu 3: Tác giả đã làm sáng tỏ luận đề bằng những luận điểm nào? Dẫn ra một số lí lẽ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ cho các luận điểm và luận đề của văn bản.

Bài làm chi tiết:

- Đó là những luận điểm:

+ Hình tượng trung tâm là Vũ Nương đã được xây dựng với tính cách một người phụ nữ đẹp người, đặc biệt là đẹp nết nhưng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời.

+ Ở phương diện thể hiện nguyên nhân đau khổ của người phụ nữ, Chuyện người con gái Nam Xương có ý nghĩa triết học sâu sắc hơn, cao hơn Truyện Kiều, bởi nó đã chạm vào sự ma quái có thực trong sự sống vốn là nghiệt ngã của con người muôn nơi, muôn thuở.

- Bằng chứng, lí lẽ:

+ Có đúng là sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương đã bắt đầu từ cái bóng của chính Vũ Nương không?

+ Bởi như chính tác phẩm đã để lộ, nguyên nhân quan trọng và trực tiếp làm tan nát đời Vũ Nương cùng với chuyện cái bóng của Vũ Nương, lời nói hồn nhiên, vô tư của đứa con, là cái “tính đa nghi”, “hay ghen” của anh chồng Trương Sinh.

+ Cứ giả thiết ở một xã hội nào đó, quyền nam nữ bình đẳng đã được thực hiện trăm phần trăm thì đã có thể tin rằng con người không còn cái máu ghen “thường tình” này nữa sao?

Câu 4: Phân tích để làm sáng tỏ cách trình bày kết hợp của tác giả trong văn bản: nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

Bài làm chi tiết:

Phân tích: 

- Trước hết vấn đề khách quan được nêu ở đây là chủ đề mà tác giả đang thảo luận: hạnh phúc mong manh của người phụ nữ.

- Phát biểu ý kiến chủ quan nằm ở quan điểm mà tác giả muốn chứng minh hay thảo luận: “Không ít người đã cho rằng sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương là do chế độ nam nữ bất bình đẳng. Nói thế nghe qua tưởng có lí. Nhưng nghĩ kĩ thì thấy về cơ bản không hẳn là thế”.

Câu 5: Văn bản đã làm sáng tỏ thêm cho giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương ở những điểm nào (nội dung, nghệ thuật)?

Bài làm chi tiết:

Văn bản đã làm sáng tỏ thêm cho giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương ở những điểm :

- Nội dung:

+ Cái bóng tượng trưng cho sự chung thủy mà Vũ Nương dành cho Trương Sinh cũng chính cái bóng đã làm cho hạnh phúc của Vũ Nương tan vỡ.

+ Nguyên nhân Vũ Nương đau khổ không nằm ở việc Trương Sinh đi lính, cũng không phải do chế độ nam nữ bất bình đẳng mà nguyên nhân trức tiếp là lời nói hồn nhiên, ngây thơ của đứa con, là cái tính đa nghi, hay ghen của Trương Sinh thông qua nguyên nhân gián tiếp là cái bóng. 

- Nghệ thuật:

+ Tác phẩm là sự kết hợp giữa bút pháp vừa thực vừa ảo, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa đời thực vừa hoang đường. 

Câu 6: Em thích nhất ý kiến nào của tác giả trong văn bản? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Em thích nhất ý kiến: Nguyên nhân khiến hạnh phúc Vũ Nương tan nát không nằm ở việc Trương Sinh đi lính. Vì nếu ở một hoàn cảnh khác mà trong văn bản, tác giả lấy ví dụ giả sử chàng Trương Sinh đi học xa trở về thì đứa con cũng sẽ nói “Đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Điều này càng chứng minh nguyên nhân là do những lời nói ngây thơ và tính hay ghen của Trương Sinh. Nên câu chuyện cốt lõi vẫn là ở sự đa nghi của Trương Sinh. 

Tìm kiếm google:

Soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 2, soạn văn 9 cánh diều bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con, soạn bài 6: bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con ngữ văn 9 tập 2 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com