Soạn chi tiết Ngữ văn 9 Cánh diều bài 8: Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần Soạn quyết

Soạn văn bài 8: Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần Soạn quyết sách Ngữ văn 9 Cánh diều tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 9 Cánh diều chương trình mới

Đề bài: Suy nghĩ của em khi đứng trước một di sản văn hoá (di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh) đang bị xuống cấp.

Bài làm chi tiết:

Với mỗi người con đất Việt, có lẽ không ai là không biết đến Hồ Gươm, một di tích lịch sử, một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Hồ mang vẻ đẹp cổ kính độc đáo để rồi khi ghé qua đây, bên cạnh những dòng xe tấp nập, con người ta vẫn tìm lại được sự bình yên cho mình.

Hồ Gươm nằm tại trung tâm của thủ đô. Hồ hình bầu dục, bao quanh đó là những vườn hoa. Hồ Gươm còn có tên gọi là hồ Lục Thuỷ vì nước rất trong và xanh. Ngoài ra nó còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm hay hồ Tả Vọng. Hai tên gọi này có từ thời Lê. Truyền thuyết kể rằng: năm đó, sau khi đánh tan quân Minh xâm lược, vua Lê Lợi ngự trên thuyền rồng thì bỗng Rùa Vàng từ dưới hồ hiện lên để đòi lại gươm. Nhà vua trả lại gươm. Tên hồ Hoàn Kiếm, hay Hoàn Gươm cũng được gọi từ đó thay cho tên hồ Tả Vọng.

Đến thăm Hồ Gươm, ta sẽ thấy hình ảnh tháp Rùa là biểu tượng của nó. Tháp Rùa được coi là kiến trúc có tính chất lịch sử và thiêng liêng đối với không chỉ người dân Hà Nội mà còn là cả con người Việt Nam. Tháp Rùa hình chữ nhật, có bốn tầng, được xây dựng nằm ở trung tâm hồ chịu ảnh hưởng của đặc trưng kiến trúc Pháp. Kiến trúc từng tầng khá giống nhau. Các mặt được xây dựng đều có cửa uốn thon gọn. Đặc biệt, đến với Hồ Gươm thì hầu như ai cũng dành chút thời gian để bước chân lên chiếc cầu Thê Húc màu son dẫn vào đền Ngọc Sơn. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã gợi nên những cảm giác chan hòa giữa con người và thiên nhiên và tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất tạo vẻ đẹp cổ kính hài hòa cho đền và hồ. Ngoài ra, Hồ Gươm còn gắn liền với các địa danh khác như Tháp Bút, Đài Nghiên, Đền thờ vua Lê....

Hồ Gươm rất đặc biệt. Nó có một màu sắc riêng, khác hẳn các hồ khác. Hồ Gươm xưa kia trong lắm, đẹp lắm, có màu nước xanh biêng biếc…Trong lớp bùn của Hồ Gươm, có sự sinh sống của một loài tảo. Nhờ sự quang hợp của loài tảo đó mà Hồ Gươm có màu xanh như vậy! Đã có lần, các nhà khoa học đã thử lấy thứ tảo ấy đem đi nơi khác trồng nhưng chúng không sống được! Phải chăng Hồ Gươm có một điều đặc biệt khác?… Nhưng bây giờ, màu xanh trong trẻo ấy đã không còn, nguyên nhân chính là do con người gây ra, do ô nhiễm, do rác thải và khói bụi. Chính những người dân không ý thức, vứt rác bừa bãi xuống hồ đã làm cho nước hồ đục hơn. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả gì? Trước hết, Hồ Gươm đã mất đi vẻ tự nhiên của nó. Và hậu quả thứ hai là sự ra đi của “cụ Rùa” Hồ Gươm hàng trăm tuổi đã khiến người dân không khỏi bàng hoàng và suy tư, bởi cụ gắn liền với truyền thuyết hào hùng suốt những năm tháng dựng nước và giữ nước của dân tộc. Sự ra đi của Cụ Rùa một phần cũng do tuổi tác và một phần là do môi trường nước trong hồ đang dần bị hủy hoại. Trong thời gian gần đây, việc làm sạch Hồ Gươm đã bắt đầu được chú trọng. Dù rằng Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề này nhưng thực tế là nước hồ không thể được khôi phục như xưa.

Vì vậy, điều quan trọng vẫn là ý thức của người dân. Việc giữ gìn môi trường trong sạch không là nhiệm vụ riêng của bất cứ ai, đó là trách nhiệm của cả một cộng đồng. Chúng ta phải giữ gìn hồ sạch sẽ để không làm mất đi vẻ đẹp của Hồ Gươm nói riêng và vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội và hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung.

BÀI TẬP: Từ bài văn đã làm, em hãy dẫn ra một đoạn văn trong đó có nêu ý kiến bình luận của mình.

Bài làm chi tiết:

Hồ Gươm rất đặc biệt. Nó có một màu sắc riêng, khác hẳn các hồ khác. Hồ Gươm xưa kia trong lắm, đẹp lắm, có màu nước xanh biêng biếc…Trong lớp bùn của Hồ Gươm, có sự sinh sống của một loài tảo. Nhờ sự quang hợp của loài tảo đó mà Hồ Gươm có màu xanh như vậy! Đã có lần, các nhà khoa học đã thử lấy thứ tảo ấy đem đi nơi khác trồng nhưng chúng không sống được! Phải chăng Hồ Gươm có một điều đặc biệt khác?… Nhưng bây giờ, màu xanh trong trẻo ấy đã không còn, nguyên nhân chính là do con người gây ra, do ô nhiễm, do rác thải và khói bụi. Chính những người dân không ý thức, vứt rác bừa bãi xuống hồ đã làm cho nước hồ đục hơn. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả gì? Trước hết, Hồ Gươm đã mất đi vẻ tự nhiên của nó. Và hậu quả thứ hai là sự ra đi của “cụ Rùa” Hồ Gươm hàng trăm tuổi đã khiến người dân không khỏi bàng hoàng và suy tư, bởi cụ gắn liền với truyền thuyết hào hùng suốt những năm tháng dựng nước và giữ nước của dân tộc. Sự ra đi của Cụ Rùa một phần cũng do tuổi tác và một phần là do môi trường nước trong hồ đang dần bị hủy hoại. Trong thời gian gần đây, việc làm sạch Hồ Gươm đã bắt đầu được chú trọng. Dù rằng Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề này nhưng thực tế là nước hồ không thể được khôi phục như xưa.

Tìm kiếm google:

Soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 2, soạn văn 9 cánh diều bài 8: Viết bài văn nghị luận xã, soạn bài 6: bài 8: Viết bài văn nghị luận xã ngữ văn 9 tập 2 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com