Soạn văn bài 9: Sống, hay không sống? (Trích kịch Ham-lét – Sếch-xpia) sách Ngữ văn 9 Cánh diều tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 9 Cánh diều chương trình mới
Câu 1: Đọc trước văn bản Sống, hay không sống?; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Uy-li-Am Sêch-xpia.
Bài làm chi tiết:
+ William Shakespeare (1564-1616).
+ Ông là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại.
+ Ông còn được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là "Thi sĩ của dòng sông Avon".
+ Những tác phẩm của ông, bao gồm cả những tác phẩm đồng tác giả, bao gồm 39 vở kịch, 154 bản sonnet, hai bản thơ tường thuật dài, và vài bài thơ ngắn.
+ Những vở kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì nhà viết kịch nào.
Câu 1: Suy đoán: Nhà vua có tin Ham-lét điên không?
Bài làm chi tiết:
Theo em suy đoán thì nhà vua không tin là Ham-lét điên.
Câu 2: Mục đích của nhà vua là gì?
Bài làm chi tiết:
Đó là nhà vua muốn xác nhận Ham-lét có bị mất trí hay không.
Câu 3: Chú ý yếu tố thật, giả trong lời nói của Ham-lét.
Bài làm chi tiết:
- Yếu tố thật: Trong các đoạn độc thoại, Ham-lét thường tỏ ra căm phẫn, chán nản và tự tiền án mình, anh thường thể hiện sự hoài nghi về lòng trung thành và tình yêu, và đặt câu hỏi về cuộc sống, anh thường tỏ ra đau khổ và uất ức
- Yếu tố giả: Trong cuộc nói chuyện với Ô-phê-li-a, Ham-lét thường tỏ ra lạnh lùng, cay đắng, thể hiện sự khinh bỉ, lãnh đạm và phê phán.
Câu 4: Đoạn độc thoại của Ham-lét đã diễn tả được điều gì?
Bài làm chi tiết:
Đoạn độc thoại diễn tả được sự bất công trong xã hội.
Câu 5: Thái độ của Ô-phê-li-a và Ham-lét khác nhau như thế nào?
Bài làm chi tiết:
- Thái độ của Ô-phê-li-a: ngoan ngoãn nghe theo lời của Vua, thể hiện tình cảm với Hăm-lét.
- Trong khi đó Ham-lét:
+ Với Ô-phê-li-a, anh luôn làm ngơ, phớt lờ tình cảm.
+ Anh luôn cảnh giác để không phải đẩy mình vào cái bẫy của Clô-đi-út.
Câu 6: Nhà vua định làm gì Ham-lét?
Bài làm chi tiết:
Nhà vua có ý định đưa Ham-lét quay trở về Anh.
Câu 7: Câu kết cho thấy thái độ nào của nhà vua?
Bài làm chi tiết:
Ta thấy sự nham hiểm, thủ đoạn của Vua Cloo-đi-út qua câu kết.
Câu 1: Đoạn trích kể về chuyện gì và có những nhân vật nào? Xem phần tóm tắt để xác định vị trí của đoạn trích.
Bài làm chi tiết:
- Đoạn trích kể về câu chuyện cảnh Ham-lét giả điên trước nhà vua và người yêu. Trong câu chuyện có những nhân vật: Ham-lét, nhà vua (Clô-đi-út), hoàng hậu, Ô-phê-lia-a, Pô-lô-ni-út, Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn.
- Vị trí của đoạn trích: trích hồi III cảnh 1.
Câu 2. Nhận biết một số chỉ dẫn sân khấu, lời nhân vật; đoạn độc thoại và đối thoại trong văn bản.
Bài làm chi tiết:
- Lời chỉ dẫn sân khấu: nói với Ô-phê-li-a, nói với vua.
- Lời nhân vật: lời của vua, Pô-lô-ni-út, Ô-phê-li-a, Ham-lét, Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn.
- Đoạn độc thoại của Ham-lét (sống, hay không sống… đừng quên những tội lỗi của ta).
- Đối thoại: các đoạn đối thoại giữa Hăm-lét và Ô-phê-li-a, giữa Pô-lô-ni-út và vua, hoàng hậu - Ô-phê-li-a -vua, Rô-den-cran - Ghin-đơn-xtơn - vua.
Câu 3: Đoạn độc thoại của Ham-lét trong văn bản Sống, hay không sống? thể hiện tâm trạng và thái độ gì? Những lời độc thoại ấy bộc lộ mâu thuẫn nào trong con người Ham-lét?
Bài làm chi tiết:
- Đoạn độc thoại đã thể hiện được sự suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng để bảo toàn mạng sống của mình.
- Những lời độc thoại ấy bộc lộ sự mâu thuẫn:
+ Mặc dù bên trong Ham-lét rất tỉnh táo nhưng vì hoàn cảnh và để bảo toàn tính mạng nên buộc phải giả điên trước mặt mọi người.
+ Hơn nữa đoạn độc thoại đó là sự mâu thuẫn bên trong chính con người của chàng, cuộc xung đột giữa con người mạnh mẽ, nhân văn với những yếu đuối, do dự của chàng.
Câu 4: Xác định hai tuyến nhân vật đối lập trong đoạn trích. Nhận xét đặc điểm tính cách của hai tuyến nhân vật này.
Bài làm chi tiết:
- Hai tuyến nhân vật trong đoạn trích là: Ham-lét và vua.
- Ham-lét đại diện cho tuyến nhân vật chính diện, anh hùng, đấu tranh vì lẽ phải. Anh hành động và suy nghĩ thấu đáo, sáng suốt. Anh là người có năng lực vượt trội, khát vọng lớn nhưng lại phải đối diện với thực tế bất công, không thể hóa giải.
- Vua (Clô-đi-út) đại diện cho tuyến nhân vật phản diện, tham lam, xảo trá, muốn che đậy đi tội ác bằng vẻ ngoài tử tế, bao dung. Bề ngoài thì có vẻ lo lắng cho tình trạng của Ham-lét nhưng thực chất là đang có ý đồ hãm hại anh.
Câu 5: Đặc điểm bi kịch (đề tài, cốt truyện, nhân vật và kiểu xung đột) thể hiện qua văn bản Sống, hay không sống? như thế nào?
Bài làm chi tiết:
- Đặc điểm bi kịch (đề tài, cốt truyện, nhân vật và kiểu xung đột) thể hiện qua văn bản Sống, hay không sống?
+ Đề tài: sự đấu tranh nội tâm của nhân vật chính Ham-lét.
+ Cốt truyện: đoạn trích cũng chính là nói lên nhân vật có sức chịu đựng hay không để vùng lên phá tan nhà ngục để mang lại sự tự do cho con người.
+ Nhân vật: nhân vật chính là Ham-lét. Hamlet đang trăn trở về cuộc sống và ý nghĩa của nó khi mà anh đang phải đối mặt với những khó khăn và mâu thuẫn.
+ Kiểu xung đột: Bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét được thể hiện ở sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm. Thật khó để cân bằng cả hai.
Câu 6: Sự trăn trở “Sống, hay không sống?” và quyết định cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền nói lên phẩm chất và tính cách gì của Ham-lét? Em có đồng ý với quyết định ấy của Ham-lét không? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
- Sự việc đó thể hiện ý chí quật cường của Hăm-lét. Anh dám đứng lên đấu tranh cho lẽ phải. Anh luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để tìm ra sự thật và trả thù cho cha, tránh mọi tai mắt của nhà vua.
- Em có đồng tình với quyết định của Ham-lét. Vì đấu tranh trả thù cho cha là để lập lại sự công bằng, đẩy lùi cái xấu, cái ác. Một người mang nội tâm sâu sắc như Ham-lét không dễ đầu hàng với số phận, chàng muốn đấu tranh để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha. Trong mọi việc, chúng ta cần phải tìm ra sự thật, không dễ dàng chấp thuận với những gì mà chưa chắc chắn.
Soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 2, soạn văn 9 cánh diều bài 9: Sống, hay không sống? (Trích kịch, soạn bài 6: bài 9: Sống, hay không sống? (Trích kịch ngữ văn 9 tập 2 cánh diều