Soạn chi tiết Ngữ văn 9 Cánh diều bài 6: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Soạn văn bài 6: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) sách Ngữ văn 9 Cánh diều tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 9 Cánh diều chương trình mới

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh được giới thiệu thế nào?

Soạn chi tiết:

- Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tính thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.

- Trương Sinh có tính đa nghi.

Câu 2: Vũ Thị Thiết muốn nhắn gửi điều gì với chồng qua lời tiễn đưa này?

Soạn chi tiết:

Vũ Thị Thiết muốn nhắn gửi chồng: nàng không cần công danh phù phiếm, chỉ mong chàng bình an trở về. Hơn nữa nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng, coi hạnh phúc gia đình là trên hết.

Câu 3: Tình huống bất ngờ nào xuất hiện?

Soạn chi tiết:

Tình huống bất ngờ: đứa con nói với Trương Sinh rằng trước đây cũng có người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế con. Trương Sinh nghi vợ ngoại tình nên đã la lên cho hả giận.

Câu 4: Vũ Thị Thiết đã có những lời nói nào khi bị chồng nghi ngờ?

Soạn chi tiết:

Những lời nói:

+ Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.

+ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.

+ Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

+ Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Câu 5: Chú ý các chi tiết kì ảo trong phần 3

Soạn chi tiết:

Các chi tiết kì ảo trong phần 3:

- Chi tiết kì ảo thứ nhất: Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được (Linh phi hóa thân)

- Chi tiết kì ảo thứ hai: Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian

- Chi tiết kì ảo thứ ba: linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ.

Câu 6: Vũ Nương là ai? Chi tiết nào không có thật?

Soạn chi tiết:

- Vũ Nương là người ngày trước bị vu oan, phải gieo mình xuống sông tự tử nhưng được các nàng tiên trong cung cứu giúp.

- Chi tiết không có thật: các nàng tiên trong cung nước rẽ một đường nước cho Vũ Nương thoát chết.

Câu 7: Truyện kết thúc thế nào?

Soạn chi tiết:

Kết thúc truyện: Trương Sinh lập đàn tràng dài ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang, Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa sau có năm mươi chiếc xe cờ tán, lúc ẩn, lúc hiện.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Soạn chi tiết:

Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, nàng được gả cho Trương Sinh, một người vốn có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ và cáng đáng chuyện gia đình. Những ngày ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Nương, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống tiếp đời mình ở chốn thủy cung. Tới khi gặp được Phan Lang, là người cùng làng, nàng tâm sự cùng Phan Làng rồi nhờ gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bến sông thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, nàng vĩnh viễn sống ở thủy cung, không thể quay lại nhân gian.

Câu 2. Tìm và phân tích các chi tiết mà tác giả đã sáng tạo để khắc hoạ nhân vật Vũ Nương, qua đó, nêu nhận xét, đánh giá của em về số phận, phẩm chất của nhân vật này.

Soạn chi tiết:

Chi tiết tác giả đã sáng tạo:

- Khi chồng đi lính chưa được bao lâu thì Vũ Nương sinh bé Đản và một mình gánh vác hết việc nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái. Để con trai bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha, nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản.

=> Nhận xét về số phận, phẩm chất của nhân vật này: 

- Là người mẹ yêu con hết mực

- Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

- Vì vậy, người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết, mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi mặc nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan.

=> Hiện lên với số phận của nạn nhân trong chiến tranh, khắc khổ nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp.

Câu 3: Chỉ ra biểu hiện và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Soạn chi tiết:

- Chi tiết kì ảo thứ nhất: Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được (Linh phi hóa thân):

Điều kì ảo ở đây là có một thế giới dưới nước (Thủy cung) và Linh phi hóa thân thành chú rùa đi ngao du và sa vào lưới.

Việc Phan Lang cứu một con rùa là điều hết sức bình thường nhưng chú rùa đó là Linh phi, đã báo mộng và mong chàng thả ra.

Phan Lang tưởng chừng không liên quan đến câu chuyện nhà Vũ Nương nhưng chính chàng sau này trở thành cầu nối cho vợ chồng Vũ Nương.

- Chi tiết kì ảo thứ hai: Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian:

Biết Vũ Nương bị oan nên Linh Phi đã cứu nàng khi nàng tự vẫn và đưa nàng về thủy cung của mình.

Sau này, Phan Lang gặp nạn, cũng được Linh Phi cứu và chàng gặp lại Vũ Nương ở Thủy cung. Khi trò chuyện và khuyên nhủ Vũ Nương, Phan Lang cầm theo tín vật của nàng trở về nhân gian => vô lí, hoang đường.

- Chi tiết kì ảo thứ ba: linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ.

Câu 4: Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chi tiết đời thường ở một đoạn văn cụ thể trong văn bản.

Soạn chi tiết:

Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chỉ tiết đời thường ở đoạn văn thứ 3 SGK:

- Chi tiết kì ảo Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian kết hợp với chi tiết đời thường Phan Lang bảo Trương Sinh lập đàn giải oan

- Tác dụng: liên kết các chi tiết cho có mạch logic, tạo tiền đề để đi đến những chi tiết tiếp theo.

Câu 5: Chủ đề của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là gì?

Soạn chi tiết:

“Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Câu 6: Hãy nêu suy nghĩ của em về một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.

Soạn chi tiết:

Giải oan và sự trong sạch là những giá trị đạo đức cốt lõi, đóng vai trò nền tảng cho nhân cách con người. Khi một người bị oan ức, danh dự và phẩm giá của họ bị tổn hại, dẫn đến những hậu quả tiêu cực về mặt tinh thần và xã hội. Việc giải oan cho người bị hàm oan, trả lại sự trong sạch cho họ là hành động thể hiện lòng nhân đạo, sự công bằng và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, liêm chính.

Tìm kiếm google:

Soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 2, soạn văn 9 cánh diều bài 6: Chuyện người con gái Nam Xương, soạn bài 6: bài 6: Chuyện người con gái Nam Xương ngữ văn 9 tập 2 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com