Soạn chi tiết Ngữ văn 9 KNTT bài 2 Tiếng đàn mưa (Bích Khê)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 Tiếng đàn mưa (Bích Khê) bộ sách mới Ngữ văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: 

Câu 1: Hãy chia sẻ cảm nhận về một âm thanh hoặc bản nhạc từng khiến em cảm động.

Bài làm chi tiết: 

Một trong những bản nhạc đã từng khiến tôi cảm động mạnh mẽ là bài hát Việt Nam I love. Bài hát này là sự kết hợp của nhiều ca sĩ. Mỗi khi nghe bài hát này, tôi lại càng thêm yêu đất nước Việt Nam hơn, một Việt Nam khí thế, hào hùng và tươi sáng.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Những sự vật, hiện tượng phụ hoạ cùng mưa.

Bài làm chi tiết: 

Hoa xuân, bóng dương, nước non là những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.

Câu 2: Những nơi mưa rơi xuống

Bài làm chi tiết: 

Thềm lan, ngoài nội, trên ngàn, xuống lầu, ngoài nẻo dặm ngàn, ý khách, đầm mưa, nẻo đồi. Là những nơi mưa rơi xuống.

Câu 3: Cách sử dụng các biện pháp tu từ.

Bài làm chi tiết: 

Tác giả sử dụng các biệp pháp tu từ để miêu tả một khung cảnh buồn bã, những giọt mưa như những nỗi buồn rỉ rách trong lòng tác giả khi nhớ về vùng đất xưa. Đó là biện pháp:

+ Điệp từ “mưa xuống”; “bóng dương tà…bóng tà dương”,“mưa”. 

+ Đảo ngữ: “Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống”.

+ Hoán dụ “giọt đàn”, “rụng bóng”. 

Câu 4: Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương” phải rơi lệ.

Nhân vật “khách tha hương” phải rơi lệ có lẽ là vì cảm giác cô đơn. Vào thời điểm hoàng hôn, chính là lúc con người kết thúc công việc sau một ngày làm việc vất vả cực nhọc. Người khách tha hương – chính là những người đi xa quê hương vì mục đích kiếm sống lại càng nhớ nhà hơn. Hoàng hôn buông, mưa xuống càng làm cho cảnh vật thêm não nề, lạnh lẽo. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”.  

SAU KHI ĐỌC TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.

Bài làm chi tiết: 

Đặc điểm:

+ Được cấu tạo từ hai câu thất – bảy chữ (song thất) và 1 cặp lục bát (1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng).

+ Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục “lan; ngàn”, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát “ngàn; đàn”.

Câu 2. Bố cục của bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần

Bài làm chi tiết: 

Bố cục bài thơ gồm 4 phần.

- Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa. 

- Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.

- Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống. 

- Khổ 4: Tâm trạng nhân vật trữ tình

Câu 3: Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng với tần suất cao những từ ngữ ấy.

Bài làm chi tiết: 

- Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần: “mưa; ý khách; bóng dương”.

- Tác dụng: 

+ Hình ảnh cơn mưa thể hiện được tâm trạng đau buồn, nỗi cô đơn nhớ nhà của một người con xa xứ. 

+ Ý khách chính là việc tự coi mình là khách ở nơi chốn xa lạ này, tâm hồn không thuộc về nơi này khiến con người xa lạ vô cùng. 

+ Bóng dương tàn, chí khoảnh khắc hoàng hôn khiến con người càng thêm cô đơn, chỉ mong có thể trở về nơi mà mình thuộc về,

Câu 4: Nêu đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa trong bài thơ. Tác giả muốn khắc họa tâm trạng gì qua những sự vật, hiện tượng ấy?

Bài làm chi tiết: 

- Những đặc điểm chung của sự vật hiện tượng phụ họa trong mưa chính là đều song hành, cùng rơi với những giọt mưa. 

- Hoa rơi cùng, thềm lan hứng nước mưa, nước non cùng rả rích càng khắc hoa lên tâm trạng cô đơn, nhớ nhà của nhân vật trữ tình.

Câu 5: Chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối.

Bài làm chi tiết: 

Nước non như một sợi dây liên kết khổ đầu và khổ cuối bài thơ, tạo cho bài thơ một mạch dài miên man cảm xúc mà không bị cắt khúc. Ở những khổ đầu, nước non là một bản nhạc tạo nên khung cảnh tuyrtj đẹp. Đến cuối, nó khiến cảm xúc như tan ra vỡ òa khi sự cô đơn, nhớ nhung.

Câu 6: Em có ấn tượng nhất với điều gì ở bài thơ? Vì sao?

Bài làm chi tiết: 

Em ấn tượng nhất với hình ảnh 

“Bóng dương tà rụng bóng tà dương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”

Trong không gian le lói của ánh chiều dương, mưa không còn hiện lên qua thềm lan, qua lầu nữa mà hiện lên trong ánh mắt của kẻ cô đơn. Qua hai dòng thơ, ta thấy được khung cảnh hoàng hôn buồn bã, giao thoa giữa sáng tối càng khiến tâm trạng tác giả trở nên buồn bã, cô đơn. Từ “rụng” mang đến cho con người cảm giác rơi, rụng buồn bã. 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích cảm xúc của nhân vật

Bài làm chi tiết: 

Tiếng đàn mưa của Bích Khê là bản nhạc vĩ cầm tuyệt đẹp để viết cho những người xa quê đang trải qua nỗi cô đơn gia diết. Bài thơ đã thực sự thành công khi nói về nỗi nhớ sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn. Thềm lan, dưới lầu, cánh đồng và thậm chí là nước non đã mở ra cho người đọc một khoảng không gian rộng lớn. Thế nhưng trong khoảng không gian rộng lớn ấy, con người trở nên cô đơn, bé nhỏ đến lạ thường. Tiếng mưa rơi tựa hồ như những nốt nhạc xao xuyến, mang đến cho người đọc được không gian rộng lớn bao trùm tác giả. Trong tiếng ngân nga của tiếng mưa, cuối cùng, đứng trước bản ngân nga trong tiếng mưa, người “khách tha hương” đã bộc lộ hết ra ngoài, nước mắt tuôn rơi, như đang tuôn chảy vào từng lớp cảm xúc và tâm hồn, Bóng khách hòa vào những ánh nắng tàn cuối ngày, tạo nên một bức tranh cô đơn vô cùng tận. 

Tìm kiếm google:

Soạn văn 9 kết nối bài 2 Tiếng đàn mưa (Bích Khê),  soạn ngữ văn 9 KNTT tập 1, soạn bài 2 Tiếng đàn mưa (Bích Khê) ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 1 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com