Soạn kết nối tri thức SBT kho a học tự nhiên 7 bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 37: Sinh sản ở sinh vật môn khoa học tự nhiên SBT khoa học tự nhiên 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài 37.1: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm

A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

B. duy trì sự phát triển của sinh vật.

C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.

D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.

Trả lời:

  • A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Bài 37.2: Sinh sản vô tính là

A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.

B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.

C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Trả lời:

  • C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

=> Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản đơn giản nhất. Sinh sản vô tính có ở một số loài thực vật và những động vật có cấu trúc cơ thể đơn giản. Trong sinh sản vô tính, con mới hình thành có đặc điểm giống với cơ thể ban đầu.

Bài 37.3:  Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?

A. Lá.

B.Rễ.

C. Thân củ.

D. Hạt giống.

Trả lời:

  • C. Thân củ.

=> Củ khoai tây là một phần của thân cây nằm trong đất, phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Nếu quan sát thật kĩ, ta sẽ thấy trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong. Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới. Như vậy, khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ.

Bài 37.4: Bộ phận được khoanh tròn trên củ khoai tây trong hình bên được gọi là gì?

A. Rễ cây con.

B. Chồi mầm.

C. Chổi hoa.

D. Bao phấn.

Trả lời:

  • B. Chồi mầm.

Bài 37.5: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành

A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.

B. chỉ từ rễ của cây.

C. chỉ từ một phần thân của cây.

D. chỉ từ lá của cây.

Trả lời:

  • A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.

=> Sinh sản sinh dưỡng là sinh sản vô tính mà cây mới được tạo ra từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây.

Bài 37.6: Trong sinh sản vô tính,chồi con hình thành được nhìn thấy ởsinh vật nào dưới đây?

A. Con người.

B. Amip.

C. Thuỷ tức.

D. Vi khuẩn.

Trả lời:

  • C. Thuỷ tức.

=> Khi điều kiện thuận lợi, thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi, nhưng khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thành có vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển.

Bài 37.7: Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là

A. mọc chồi.

B. tái sinh.

C. phân đôi.

D. nhân giống.

Trả lời:

  • C. phân đôi.

=>Trùng giày có 2 cách sinh sản là sinh sản vô tính phân đôi theo chiều ngang và sinh sản hữu tính hay còn gọi là tiếp hợp.

Bài 37.8: Sự thụ phấn là quá trình

A. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhuy.

B. chuyển giao tử đực từ bao phấn sang vòi nhuy.

C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhuy.

D. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang noãn.

Trả lời:

  • C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhuy.

=>Thụ phấn là một bước rất quan trọng trong quá trình sinh sản ở thực vật có hạt; là quá trình chuyển những hạt phấn (còn gọi là bào tử đực) tới lá noãn, cấu trúc chứa noãn (còn gọi là bào tử cái). 

Bài 37.9: Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là

A. sự thụ tinh.

B. sự thụ phấn.

C. tái sản xuất.

D. hình thành hạt.

Trả lời:

  • A. sự thụ tinh.

=>Trong tinh hoàn, quá trình tạo giao tử đực gọi là sự tạo tinh, kết quả là sinh ra tinh trùng có thể trực tiếp tham gia thụ tinh.

  - Trong buồng trứng, quá trình tạo giao tử cái gọi là sự tạo noãn, kết quả là sinh ra noãn có thể trực tiếp tham gia thụ tinh.

Bài 37.10: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.

B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.

C. để tránh sâu, bệnh gây hại.

D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Trả lời:

  • D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

=> Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. Đối với cây ăn quả lâu năm người ta thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành bởi vì nó giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Bài 37.11: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?

A. Đài hoa.

B. Tràng hoa.

C. Nụ hoa.

D. Bầu nhuy.

Trả lời:

  • D. Bầu nhuy.

=> Quả do bầu nhụy phát triển thành, quả có chức năng bảo vệ hạt và phát tán hạt.

Bài 37.12: Hoa lưỡng tính là

A. hoa có đài, tràng và nhuy hoa.

B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.

C. hoa có nhị và nhuy hoa.

D. hoa có đài và tràng hoa.

Trả lời:

  • C. hoa có nhị và nhuy hoa.

=> Hoa lưỡng tính là hoa tự thụ phấn, có cả noãn và nhị (có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa). Đa số các loài cây có hoa lưỡng tính là cây thuần chủng.

Bài 37.13: Nối tên sinh vật ở cột A với các hình thức sinh sản tương ứng ở cột B.

Trả lời:

  • 1-E
  • 2-G
  • 3-D
  • 4-A
  • 5-B
  • 6-C

Bài 37.14: Cho các cây sau: mía, lúa, khoai tây, hoa hồng. Dựa vào đặc điểm sinh sản, hãy chỉ ra cây nào có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại. Giải thích.

Trả lời:

  • Cây lúa có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại.

=> Giải thích: Mía, khoai tây, hoa hồng có thể trồng bằng cách giâm đoạn cành xuống đất vì mỗi đoạn thân đều có chồi mầm phát triển. Cây lúa có thân thảo, đoạn thân không có chổi mầm, sinh sản phụ thuộc vào sự thụ phấn của hoa, do đó cần tạo hạt và cất giống để trồng lần sau.

Bài 37.15: Hãy chỉ ra một điểm khác biệt giữa hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Trả lời:

- Hoa đơn tính là hoa chỉ có bộ phận sinh sản đực hoặc cái.

- Hoa lưỡng tính có các bộ phận sinh sản (đực và cái) trên cùng một hoa.

Bài 37.16: Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật?

(1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.

(2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi.

(3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

(4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.

(5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

(6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghỉ tốt với môi trường sống ổn định.

A.(1), (3), (4), 5), (6).

B. (1), (2), 3), 5).

C. (1), (2), (4), (6).

D. (1), (2), (3), (4), 5).

Trả lời:

  • A.(1), (3), (4), 5), (6).

=>Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. - Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.

Bài 37.17:  Nối nội dung ở cột A với định nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.

Trả lời:

  • 1-A,
  • 2-D
  • 3-E
  • 4-C
  • 5-B.

Bài 37.18: Vẽ phác thảo và chú thích cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật.

Trả lời:

  • Hình ảnh tự vẽ thể hiện được các thành phần tối thiểu ở thực vật: cánh hoa, nhị hoa, nhuy hoa.

Bài 37.19: Mô tả các giai đoạn sinh sản ở thực vật.

Trả lời:

  • Các giai đoạn gồm: Sự thụ phấn: hạt phấn rơi lên đầu nhuy; Sự thụ tỉnh: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái trong bầu nhuy; Sự hình thành và chín của quả.

Bài 37.20: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

- Mọc chồi là một kiểu của (1)...

- Quá trình (2)... đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- (3)... là cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín.

- Bộ phận nhú lên trên cơ quan sinh dưỡng của cây và có khả năng hình thành cơ thể mới được gọi là (4)...

- Thực vật có quả và hạt là kết quả của hình thức (8)...

Trả lời:

  • (1) sinh sản vô tính
  • (2) sinh sản
  • (3) Hoa
  • (4) chồi mầm
  • (5) sinh sản hữu tính.

Bài 37.21: Hãy nêu hai đặc điểm chỉ sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hưu tính.

Trả lời:

Bài 37.22: Vẽ sơ đồ sinh sản hữu tính của chim bồ câu.

Trả lời:

  1. Sơ đồ thể hiện được các giai đoạn trong sinh sản hữu tính của chim bồ câu.

Bài 37.23: Vẽ sơ đồ sinh sản hữu tính của thỏ.

Trả lời:

 
Tìm kiếm google: Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo, giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 7 CTST, giải BT khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Giải SBT bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com