Soạn kết nối tri thức SBT khoa học tự nhiên 7 bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật môn khoa học tự nhiên SBT khoa học tự nhiên 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài 27.1: Thông thường, các khí khống nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?

A. Biểu bì lá.

B. Gân lá.

C. Tế bào thịt lá.

D. Trong khoang chứa khí.

Trả lời:

  • A. Biểu bì lá.

Bài 27.2: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

A. Hình yên ngựa.

B. Hình lõm hai mặt.

C. Hình hạt đậu.

D. Có nhiều hình dạng.

Trả lời: 

  • C. Hình hạt đậu.

=> Khí khổng là các tế bào có hình hạt đậu. Chúng gồm có 2 thành: thành mỏng và thành dày. Thành mỏng ở bên ngoài, còn thành dày nằm ở bên trong. Chính thành dày hình thành một cái lỗ ở giữa không bao giờ đóng hoàn toàn.

Bài 27.3: Chức năng của khí khổng là

A. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường.

B. trao đổi khí oxygen với môi trường.

C. thoát hơi nước ra môi trường.

D. Cả ba chức năng trên.

Trả lời: 

  • D. Cả ba chức năng trên.

=> Một là, giúp vận chuyển nước và khoáng chất từ rễ lên khắp các cơ quan một cách dễ dàng, từ đó tạo liên kết giữa các bộ phận của cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo. Hai là, tạo điều kiện để khí cacbonic khuếch tán vào lá, bắt đầu quá trình quang hợp. Ba là, hạ nhiệt cho cây.

Bài 27.4: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?

A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.

B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.

C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước.

D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước.

Trả lời: 

  • B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.

=> Quá trình hô hấp gồm năm giai đoạn :

- Thông khí (không khí đi vào và đi ra khỏi cơ quan trao đổi khí).

- Trao đổi khí ở cơ quan trao đổi khí (mang, phổi...).

- Vận chuyển khí O2 và CO2 ( vận chuyển O2 từ cơ quan trao đổi khí đến tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan trao đổi khí và thải ra ngoài).

Bài 27.5: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.

A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.

B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.

D. Khoang mũi, phối, khí quản, thanh quản, phế quản.

Trả lời: 

  • B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

Bài 27.6: Sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở đâu?

A. Phế nang.

B. Phế quản.

C. Khí quản.

D. Khoang mũi.

Trả lời: 

  • A. Phế nang.

=> Quá trình trao đổi khí ở phổi là quá trình chuyển O2 từ khí quyển vào dòng máu (quá trình oxy hóa) và chuyển CO2 từ dòng máu thải ra môi trường (thải CO2). Quá trình này xảy ra giữa các phế nang chứa khí và các mao mạch gọi là mao quản.

Bài 27.7: Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến

A. khí quản.

B. phế quản.

C. tế bào máu.

D. khoang mũi.

Trả lời: 

  • C. tế bào máu.

=>  Ở phổi, oxi khuếc tán từ phế nang đến màng phế nang và thành mao mạch phổi rồi được vận chuyển vào máu.

Bài 27.8: Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí?

A. Bụi.

B. Vi khuẩn.

C. Khói thuốc lá.

D. Khí oxygen.

Trả lời:

  • D. Khí oxygen.

Bài 27.9: Xác định tên gọi của các cơ quan có trong hệ hô hấp ở người trong hình bên dưới. Trình bày đường đi của các loại khí qua các cơ quan hô hấp.

Trả lời: 

1 - Khoang mũi;

2 - Khí quản;

3 - Phổi trái;

4 - Phổi phải;

5, 6 - Phế quản;

7 - Tiểu phế quản;

8 - Phế nang.

  • Khi hít vào, khí oxygen trong không khí từ môi trường ngoài di chuyển qua khoang mũi, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế nang. Tại các phế nang, oxygen sẽ được khuếch tán vào mao mạch máu, khí carbon dioxide từ mao mạch máu khuếch tán vào các phế nang. Sau đó, khí carbon dioxide tiếp tục di chuyển từ phế nang đến tiểu phế quản, phế quản, khí quản, khoang mũi và thải ra môi trường ngoài qua hoạt động thở.

Bài 27.10:  Khí không có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?

Trả lời: 

  • Khí khổng có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.
  • Khí khổng nằm trên lớp biểu bì và thường tập trung ở mặt dưới lá. Khí khổng thông với các khoang chứa khí ở bên trong phiến lá nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.

Bài 27.11:  Em hãy cho biết ý nghĩa của việc đeo khẩu trang.

Trả lời:

  •  Đeo khẩu trang giúp ngăn khói, bụi đi vào đường hô hấp; hạn chế các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp; ngăn chặn phát tán nguồn bệnh cho những người xung quanh, ...

Bài 27.12:  Thực vật có hô hấp giống con người không? Giải thích.

Trả lời: 

Thực vật cũng hấp thụ khí oxygen và thải khí carbon dioxide khi hô hấp như động vật nhưng hoạt động lấy khí oxygen và thải khí carbon đioxide là thụ động, còn ở động vật là chủ động (hoạt động hít - thở).

 
Tìm kiếm google: Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo, giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 7 CTST, giải BT khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Giải SBT bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com