Soạn kết nối tri thức SBT khoa học tự nhiên 7 bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất môn khoa học tự nhiên SBT khoa học tự nhiên 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài 39.1: Các hoạt động sống diễn ra chủ yếu ở đâu?

A. Tế bào.

B. Mô.

C. Cơ quan.

D. Cơ thể.

Trả lời:

  • A. Tế bào.

=> Chất tế bào là nơi thực hiện các hoạt động sống của tế bào.

Bài 39.2: Hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào?

A. Tế bào và mô.

B. Mô và cơ quan.

C. Tế bào và cơ thể.

D. Mô và cơ thể.

Trả lời: 

  • C. Tế bào và cơ thể.

+ Trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, trao đổi chất ở tế bào là sự tế bào nhận chất dinh dưỡng và khí Oxi từ máu và nước mô; đồng thời thải các chất thải ra môi trường ngoài.

+ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là quá trình biến đổi chất xảy ra bên trong các tế bào gồm 2 quá trình: tổng hợp chất, tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra quá trình oxi hóa để phân giải chất và giải phóng năng lượng.

Bài 39.3: Sơ đồ trên thể hiện mối quan hệ gì trong cơ thể sinh vật? Hãy mô tả bằng lời mối quan hệ đó.

Trả lời: 

- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường.

- Các hoạt động sống trong tế bào bao gồm: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng giúp tế bào lớn lên, phân chia để tạo thành các tế bào mới. Đây là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.

- Các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể giúp cơ thể trao đổi chất với môi trường, đồng thời cơ thể lớn lên, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Từ đó điều khiển các hoạt động sống diễn ra trong tế bào.

Bài 39.4: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ thể hiện trong sơ đồ trên đối với thực vật.

Trả lời:

  • Tế bào mô giậu (chứa diệp lục) là nơi diễn ra quá trình tổng hợp, tích luỹ chất dinh dưỡng (đường) và thải các sản phẩm bài tiết (khí oxygen, hơi nước). Lá cây được cấu tạo từ nhiều loại tế bào (tế bào nhu mô, tế bào khí khổng, tế bào mô dẫn, tế bào biểu bì, ...) là bề mặt hấp thụ trực tiếp nguồn năng lượng ánh sáng, khí carbon dioxide cho quang hợp. Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ sau:
  • Tế bào mô giậu, tế bào khí khống, tế bào mô dẫn, ... ->  Lá cây (môi trường trong) —> Môi trường ngoài.

Bài 39.5: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ thể hiện trong sơ đồ trên đối với động vật.

Trả lời:

Ở động vật, mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện qua sơ đồ: Tế bào cấu tạo nên cơ quan hô hấp (tế bào dẫn khí) -> Cơ thể (cơ quan/ hệ hô hấp) -> Môi trường.

-Môi trường trong cơ thể: sự trao đổi khí diễn ra ở cấp độ tế bào: trao đổi oxygen và carbon dioxide giữa tế bào và cơ thể.

- Môi trường ngoài cơ thể: sự trao đổi khí diễn ra ở cấp độ cơ thể: trao đổi oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường ngoài.

Bài 39.6: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chỉ phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?

A. Sinh sản.

B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

C. Sinh trưởng và phát triển.

D. Cảm ứng.

Trả lời:

  • B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

BÀi 39.7: Hãy giải thích lí do vì sao em lựa chọn đáp án đó ở câu Bài tập 396.

Trả lời:

  • Giải thích: Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại với nhau. Trong đó hoạt động trao đổi chất gắn liền với chuyển hoá năng lượng là tiền đề tạo nên nguồn vật chất và nguyên liệu giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống khác như sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.

Bài 39.8: Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể thực vật.

Trả lời: 

Bài 39.9: Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể động vật.

Trả lời:

Bài 39.10: Theo em, chúng ta nên làm gì để cơ thể phát triển cân đối?

Trả lời:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, luyện tập thể dục, thể thao hằng ngày, thúc đẩy cho các hoạt động sống diễn ra mạnh mẽ -> Cơ thể phát triển cân đối và khoẻ mạnh.
 
Tìm kiếm google: Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo, giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 7 CTST, giải BT khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Giải SBT bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Xem thêm các môn học

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com