Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Tiết 11: - Vận dụng – Sáng tạo: Vỗ tay với âm thanh to – nhỏ khác nhau. - Nghe nhạc: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ. | |
Hoạt động 1: Vận dụng – Sáng tạo: Vỗ tay với âm thanh to – nhỏ khác nhau Mục tiêu: Biết vỗ tay với âm thanh to – nhỏ khác nhau, cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng – Sáng tạo. Cách tiến hành: - GV làm mẫu: cách vỗ tay với âm thanh to nhỏ khác nhau. - GV hướng dẫn HS luyện tập: + Tổ 1: Vỗ tay với âm thanh nhỏ (2 bàn tay để rất gần nhau). + Tổ 2: Vỗ tay với âm thanh trung bình (2 bàn tay để gần). + Tổ 3: Vỗ tay với âm thanh hơi to (2 bàn tay để hơi xa). + Tổ 4: Vỗ tay với âm thanh rất to (2 bàn tay để xa nhau). - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi vỗ tay theo kí hiệu bàn tay: GV giơ một ngón tay thì tổ 1 vỗ, GV giơ hai tay ngón tay thì tổ 2 vỗ, GV giơ ba ngón tay thì tổ 3 vỗ, GV giơ bốn ngón tay thì tổ 4 vỗ, GV nắm bàn tay thì tất cả im lặng, GV xòe bàn tay lên và vẫy thì cả bốn tổ cùng vỗ tay. - GV gọi HS xung phong lên điều khiển trò chơi. Hoạt động 2: Nghe nhạc: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish March) Mục tiêu: Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ. Cách tiến hành: - GV giới thiệu ngắn gọn về tên bản nhạc và tác giả: Bây giờ chúng ta sẽ cùng nghe một phần bản nhạc Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của nhạc sĩ Mô-da viết năm 1778, thể hiện lòng dũng cảm của các chiến binh Thổ Nhĩ Kỳ. - GV cho HS nghe bản nhạc lần thứ nhất, hỏi về cảm nhận của các em: Bản nhạc có nhịp độ nhanh hay chậm? Bản nhạc có sắc thái vui hay buồn? Bản nhạc được thể hiện bằng nhạc cụ nào?, Bản nhạc này có lời hay không lời? v.v… - GV cho HS nghe nhạc kết hợp vận động theo nhịp điệu, sau mỗi nét nhạc thì chuyển động tác: + Động tác thứ nhất: vỗ tay. + Động tác thứ hai: giậm chân tại chỗ. + Động tác thứ ba: giơ cao hai tay, nghiêng sang từng bên. + Động tác thứ tư: chạm hai tay lên vai rồi vươn thẳng lên cao. - GV cho HS nghe nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu: (bắt đầu gõ từ nhịp thứ hai) + Nét nhạc thứ nhất: tổ 1 gõ đệm bằng cách vỗ tay. + Nét nhạc thứ hai: tổ 2 gõ đệm bằng thanh phách. + Nét nhạc thứ ba: tổ 3 gõ đệm bằng tem-bơ-rin. + Nét nhạc thứ tư: tổ 4 gõ đệm bằng trai-en-gô. - Cuối tiết học, GV chốt lại yêu cầu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức luyện tập, hát hay, nghe nhạc và gõ đệm tốt,…: Vậy là tiết học hôm nay chúng ta đã cùng nhau vỗ tay với âm thanh to – nhỏ khác nhau và nghe nhạc Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của nhạc sĩ Mô-da; vừa rồi lớp chúng mình đã học và hoạt động rất tích cực. Tiết học hôm nay đến đây là kết thúc. Chào và hẹn gặp lại các em! |
|
---------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác