Soạn mới giáo án Công nghệ 8 cánh diều bài 10: Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện

Soạn mới Giáo án Công nghệ 8 cánh diều bài Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 3. AN TOÀN ĐIỆN

BÀI 10: NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận biết được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
  • Trình bày được một số biện pháp an toàn điện.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng (năng lực công nghệ):

  • Nhận biết được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
  • Trình bày được một số biện pháp an toàn điện.
  1. Phẩm chất
  • Có trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ nhóm khi thảo luận tìm hiểu các nguyên nhân và các biện pháp an toàn điện.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy chiếu hoặc màn hình ti vi.
  • Hình ảnh, video về một số tình huống mất an toàn điện.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS tạo tâm thế hứng thú của HS đối với bài học.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu.
  4. c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt HS: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường sử dụng rất nhiều đồ dùng, vật dụng bằng điện.

- GV đặt câu hỏi: Hãy nêu ví dụ về việc sử dụng điện trong sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,...) và đời sống. Theo em, việc sử dụng điện không an toàn có thể gây nguy hiểm cho con người như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

+ Máy sản xuất sử dụng điện: máy khoan, máy xát lúa, máy cắt cỏ,....

+ Sử dụng điện không an toàn gây ra các tai nạn điện, có thể gây hoả hoạn, làm bị thương hoặc chết người. Điện năng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống nhưng có thể gây nguy hiểm cho con người nếu không tuân thủ nguyên tắc an toàn điện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất hiện nay, do đó luôn cần nâng cao hiểu biết và tuân thủ nghiêm túc các biện pháp an toàn điện. Chúng ta cùng vào - Bài 10: Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn điện
  3. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.

  1. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I SGK suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục.
  2. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về nguyên nhân gây tai nạn điện.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I trang 57, 58, 59 và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Hãy nêu những nguyên nhân gây ra tai nạn điện trong các tình huống ở Hình 10.1.

+ Vì sao khi mưa bão rất dễ xảy ra tai nạn điện? Hãy nêu những nguy hiểm có thể xảy ra trong tình huống ở Hình 10.2.

+ Vì sao không nên đến gần đường dây cao áp hoặc trạm biến áp? Có nên điều khiển các vật thể bay như máy bay điều khiển từ xa, diều,... gần đường dây điện như Hình 10.3 không? Vì sao?

+ Hãy nêu những nguy hiểm có thể xảy ra với người và đồ dùng điện trong các trường hợp ở Hình 10.4.

- GV chiếu video và các hình ảnh về nguyên nhân gây tai nạn điện cho HS.

https://youtu.be/dOSOTj6WG6w  (0:10 – 2:35)

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết trang 58 SGK để tìm hiểu về quy định về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát video, hình ảnh và đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi (mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi).

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về nội dung khái quát chung về nguyên nhân gây tai nạn điện.

I. Nguyên nhân gây tai nạn điện

1. Tiếp xúc với vật mang điện

- Chạm trực tiếp vào cực của phích cắm điện. (Hình 10.1a)

- Chạm trực tiếp vào dây dẫn bị hỏng vỏ cách điện. (Hình 10.1b)

- Chạm vào vỏ kim loại của máy giặt bị rò điện. (Hình 10.1c)

- Thay thế bóng đèn điện khi chưa cắt nguồn điện. (Hình 10.1d)

2. Đến gần dây dẫn điện bị đứt rơi xuống đất

- Mưa bão to, sét đánh có nguy cơ làm dây điện bị đứt và rơi xuống đất, nền đất ẩm sẽ trở thành vật dẫn điện gây nguy hiểm cho con người.

=> Hình 10.2, dây điện bị đứt rơi xuống đất có thể gây điện giật cho người ngồi trong ô tô hoặc người lại gần dây điện bị đứt.

3. Vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp

- Người đến gần đường dây cao áp hoặc trạm biến áp, tuy chưa chạm trực tiếp vào phần có điện nhưng vẫn có thể bị điện áp cao phóng điện qua không khí gây điện giật.

=> Không thả diều, điều khiển các vật thể bay gần đường dây điện cao áp vì có thể gây sự cố cho đường dây hoặc bị điện giật.

4. Thiết bị, đồ dùng điện quá tải và cháy nổ

- Cắm nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện có thể gây quá tải, chập cháy. (Hình 10.4a)

- Để đồ dùng điện có phát nhiệt như bàn là, bếp điện,... gần các đồ vật dễ cháy như rèm vải, giấy,... có thể gây hoả hoạn, cháy nổ khi thiết bị gặp sự cố. (Hình 10.4b)

 

 

                 

  1. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp an toàn diện
  2. a) Mục tiêu: HS trình bày được một số biện pháp an toàn điện.
  3. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II SGK trang 59, 60, suy nghĩ trả lời câu hỏi Khám phá trong mục.
  4. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về một số biện pháp an toàn điện.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu video về các biện pháp an toàn điện trong nhà, tổ chức cho HS tìm hiểu, phân tích về các biện pháp an toàn điện.

https://youtu.be/Jg--Jvxoteg   (0:44 – 1:42)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.1, quan sát hình 10.5 trang 59 SGK và cho biết: Khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện, cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin Em có biết và hình 10.6 trang 59 SGK để tìm hiểu về Aptomat chống dòng rò.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc mục II.2, quan sát Hình 10.7 SGK trang 60 và trả lời câu hỏi:

Nêu cách xử lí khi khu vực trong nhà bị ngập nước hoặc nhìn thấy dây điện bị rơi xuống đất như Hình 10.7?

- GV chiếu video về cách phòng tránh tai nạn điện khi mưa bão cho HS quan sát.

https://youtu.be/ZpdxvwT_TeA

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tổng hợp về các biện pháp an toàn điện: Nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện; nguyên tắc phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV, Khám phá SGK trang 59, 60.

- HS thảo luận nhóm thực hiện  theo yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày câu hỏi của GV.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày tổng kết của nhóm.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, nhấn mạnh lại về các nguyên tắc bảo đảm an toàn điện.

II. Một số biện pháp an toàn điện

1. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện

- Không sử dụng dây dẫn điện có vỏ cách điện bị hở, hỏng.

- Không cắm quá nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện.

- Không để các đồ vật dễ cháy gần đường dây điện và các đồ dùng điện sinh nhiệt.

- Chỉ sử dụng các thiết bị, đồ dùng điện khi đã biết cách sử dụng.

- Khi sửa chữa phải ngắt nguồn điện, có biển thông báo và sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện,...

2. Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão

- Ngắt ngay nguồn điện nếu có khu vực trong nhà bị ướt, ngập nước, đứng trên vật cao cách điện để ngắt cầu dao/aptomat. (Hình 10.7a)

- Tránh xa, cảnh báo cho người xung quanh biết và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lí khi thấy dây điện bị đứt rơi xuống đất. (Hình 10.7b)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 cánh diều bài 10: Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ 8 cánh diều mới, soạn giáo án Công nghệ 8 cánh diều bài Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện, giáo án Công nghệ 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay