Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 15: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ KĨ THUẬT ĐIỆN PHỔ BIẾN
(2 tiết)
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng (năng lực công nghệ):
lIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu Hình 15.1, yêu cầu HS quan sát hình và cho biết: Quan sát Hình 15.1 và cho biết ngành nghề của những người thợ trong hình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
Đây là hình ảnh của những người thợ kĩ thuật điện, chỉ khác nhau về công việc cụ thể của người thợ đang làm.
+ Hình 15.1a: Người thợ sửa chữa đường dây điện.
+ Hình 15.1b: Kĩ sư điện kiểm tra tủ điện trong khu dân cư hoặc trong nhà máy.
+ Hình 15.1c: Người thợ kiểm tra thử nghiệm ổ cắm điện trong ngôi nhà.
+ Hình 15.1d: Người thợ lắp đặt bóng đèn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV đánh giá kết quả của HS.
- GV có thể gợi ý thêm về tên gọi của những ngành nghề kĩ thuật điện này theo nội dung bài học: kĩ sư điện, thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện, thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện.
- Trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Vậy công việc cụ thể của những ngành nghề kĩ thuật điện này là gì? Nếu tương lai em muốn trở thành một người làm trong lĩnh vực kĩ thuật điện thì cần có những phẩm chất và năng lực như thế nào? Để tìm hiểu cụ thể chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 15: Một số ngành nghề kĩ thuật điện phổ biến.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: * GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia - GV chia lớp thành 3 nhóm lớn, trong mỗi nhóm lớn gồm các nhóm nhỏ và phân công nhiệm vụ tìm hiểu: Nhóm 1: Quan sát Hình 15.2 và trả lời các câu hỏi sau: + Trình bày đặc điểm của nghề kĩ sư điện. + Công việc chính là gì? Môi trường và nơi làm việc ở đâu? + Các kĩ sư điện được đào tạo ở đâu? + Kĩ sư điện ở Hình 15.2 đang làm công việc gì? Nhóm 2: Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện + Trình bày đặc điểm của thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện. + Công việc chính là gì? Môi trường và nơi làm việc ở đâu? + Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện được đào tạo ở đâu? + Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện ở Hình 15.3 đang làm công việc gì? Nhóm 3: Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện + Trình bày đặc điểm của thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện. + Công việc chính là gì? Môi trường và nơi làm việc ở đâu? + Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện được đào tạo ở đâu? + Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện ở Hình 15.4 đang làm công việc gì? * GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép - GV tiến hành ghép các thành viên từ các nhóm 1, 2, 3 sao cho mỗi nhóm có đủ thành viên tìm hiểu ba nội dung trên để chia sẻ thông tin. - GV yêu cầu các nhóm mảnh ghép trao đổi, thảo luận và trình bày tóm tắt vào bảng nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin SGK, thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Hình 15.2a: giám sát nhà máy phát điện. Có thể phát triển: thiết kế hệ thống phát điện, trạm điện,... trên phần mềm chuyên dụng. Hình 15.2b: giám sát đường dây điện truyền tải điện. Có thể phát triển: giám sát lắp đặt, giám sát vận hành… Hình 15.3a: sửa chữa điện máy điều hòa không khí. Có thể phát triển: kiểm tra và thử nghiệm máy điều hòa không khí. Hình 15.3b: sửa chữa quạt và đèn treo trần nhà. Có thể phát triển: kiểm tra quạt điện và đèn treo trần nhà. Hình 15.4a: sửa chữa đường dây điện. Có thể phát triển: kiểm tra xác định hư hỏng các thiết bị điện trên đường dây. Hình 15.4b: kiểm tra tủ điện. Có thể phát triển: kiểm tra bằng dụng cụ đo lường điện. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, thái độ của HS trong nhóm. - GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV dẫn dắt sang hoạt động mới. | I. Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện 1. Kĩ sư điện - Kĩ sư điện là những người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện. - Một số công việc của kĩ sư điện: + Tư vấn, thiết kế, giám sát hoạt động hệ thống phát điện, trạm điện, truyền tải và phân phối điện. + Tư vấn, thiết kế hệ thống cho động cơ điện, thiết bị điện trong sản xuất và đời sống. + Chỉ định lắp đặt và ứng dụng điện trong công nghiệp, các tòa nhà và các công trình khác. - Môi trường làm việc: tại các viện nghiên cứu, công ty tư vấn thiết kế, công ty sản xuất thiết bị điện… - Nơi đào tạo: các trường đại học kĩ thuật. 2. Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện - Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện là những người có tay nghề, có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp ráp và sửa chữa cơ khí điện. - Một số công việc của thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện: + Lắp đặt, điều chỉnh và sửa chữa động cơ điện, máy phát điện, thiết bị chuyển mạch, bộ điều khiển máy công nghiệp. + Lắp đặt, điều chỉnh và sửa chữa các bộ phận điện trong thiết bị gia dụng. + Kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị điện trong sản xuất và đời sống… - Môi trường làm việc: tại các nhà máy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng… tại các công ty lắp đặt và sửa chữa điện. - Nơi đào tạo: các trường dạy nghề, cao đẳng nghề. 3. Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện - Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện là những người có tay nghề, có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp đặt và sửa chữa đường dây điện. - Một số công việc của thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện: + Lắp đặt sửa chữa đường dây điện, cáp điện trên cao và ngầm. + Tạo mối nối đường dây, cáp điện trên cao và ngầm. + Sử dụng các dụng cụ đo lường điện để kiểm tra, xác định hư hỏng của các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện… - Môi trường làm việc: tại các công ty truyền tải điện, công ty phân phối điện, công ty xây lắp điện… - Nơi đào tạo: các trường dạy nghề, cao đẳng nghề. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục “II. Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện” và trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu những yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện. 2. So sánh yêu cầu của nghề kĩ sư điện và thợ điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc thông tin mục II SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi 1. Nội dung phần Dự kiến sản phẩm. 2. Yêu cầu về phẩm chất đối với kĩ sư điện và thợ điện về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, kĩ sư điện và thợ điện khác nhau về trình độ đào tạo và vị trí công việc, nên năng lực của hai nghề này là hoàn toàn khác nhau. + Kĩ sư điện thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, tư vấn… trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần có khả năng tự tìm hiểu và tự giải quyết các bài toán về kĩ thuật điện; khả năng sáng tạo và sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu, thiết kế. + Thợ điện thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện, đường dây điện… cần có hiểu biết và sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị trong thi công và sửa chữa; sử dụng thành thạo thiết bị đo điện và khả năng phân tích dữ liệu đo lường nhằm xác định sự cố và hư hỏng của thiết bị điện. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | II. Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện 1. Yêu cầu về phẩm chất - Năng động, nhanh nhẹn. - Có niềm đam mê khám phá trong lĩnh vực kĩ thuật điện. - Có đức tính kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ. 2. Yêu cầu cơ bản về năng lực Kĩ sư điện: Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, tư vấn… kĩ sư điện cần phải có một số năng lực cụ thể sau: - Khả năng tự tìm hiểu và giải quyết các bài toán về kĩ thuật; - Tư duy sáng tạo trong tư vấn, thiết kế; - Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu, thiết kế;... Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện, thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện: Để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, giảm thời gian và công sức, người thợ cần phải có một số năng lực cụ thể sau: - Hiểu biết, sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị thi công và sửa chữa; - Sử dụng thành thạo các thiết bị đo điện; - Khả năng phân tích dữ liệu trong đo lường nhằm xác định sự cố, hư hỏng,...
|
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: