Soạn mới giáo án Công nghệ 8 chân trời bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Soạn mới Giáo án Công nghệ 8 Chân trời bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../... 

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT

BÀI 1. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT

(2 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

  • Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước của bản vẽ kĩ thuật.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về bản vẽ kĩ thuật vào học tập và thực tiễn.
  • Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và đời sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật vào thực tiễn.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày và thảo luận những vấn đề về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật; biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

Năng lực công nghệ:

  • Nhận thức công nghệ: Nhận biết được các tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước của bản vẽ kĩ thuật.
  • Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được một số thuật ngữ về bản vẽ kĩ thuật.
  • Đánh giá công nghệ: Xác định được các kích thước ở hình biểu diễn của vật thể theo tỉ lệ bản vẽ, xác định được loại nét vẽ phù hợp được sử dụng trong bản vẽ, xác định được cách ghi kích thước đúng quy định.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
  • Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học:
  • Sử dụng nhóm phương pháp dựa trên học tập trải nghiệm làm chủ đạo.
  • Sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hóa người học.
  1. Thiết bị dạy học:
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Tranh ảnh bản vẽ một số sản phẩm, bản vẽ kĩ thuật dùng trong sản xuất và đời sống; đai ốc và tỉ lệ hình biểu diễn của đai ốc trên bản vẽ...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV nêu tình huống và câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  4. c) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát Hình 1.1 và nêu câu hỏi: Để người chế tạo hiểu đúng, người thiết kế cần thực hiện ý tưởng thiết kế trên bản vẽ kĩ thuật như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS đưa ra những nhận định ban đầu: Người thiết kế cần tuân thủ theo tiêu chuẩn kĩ thuật được đã được thống nhất chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật là những quy tắc thống nhất được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kĩ thuật. Bài học này sẽ mô tả một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật - Bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật

  1. a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm bản vẽ kĩ thuật.
  2. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 1 SGK trang 6 – 7, quan sát Hình 1.2 SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi Khám phá 1, 2 SGK trang 6.
  3. c) Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm bản vẽ kĩ thuật, câu trả lời Khám phá 1, 2 SGK trang 6.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS xem Hình 1.2, tổ chức cho HS làm việc cặp đôi và thực hiện các yêu cầu trong hộp Khám phá 1, 2 SGK tr.6:

+ Mỗi trường hợp ở Hình 1.2 trình bày những thông tin gì của sản phẩm?

+ Kể tên một số lĩnh vực sử dụng bản vẽ kĩ thuật mà em biết.

- GV giới thiệu thêm "Một số phần mềm máy tính hỗ trợ người dùng thiết kế các bản vẽ kĩ thuật":

         

            

+ Phần mềm AutoCAD: là phần mềm ứng dụng CAD để vẽ (tạo) bản vẽ kỹ thuật bằng vectơ 2D hay bề mặt 3D, được phát triển bởi tập đoàn Autodesk.

+ Phần mềm SolidWorks: là phần mềm thiết kế 3D chạy trên hệ điều hành Windows và có mặt từ năm 1997.

+ Phần mềm Mastercam: là phần mềm 2D CAM chính với các công cụ CAD giúp người lập trình thiết kế các chi tiết ảo trên màn hình máy tính, và hỗ trợ máy CNC để gia công các chi tiết đó.

+ Phần mềm Delcam: được sử dụng rộng rãi trong hàng không vũ trụ, ô tô, tàu thủy, thiết bị gia dụng, sản phẩm công nghiệp nhẹ và các ngành sản xuất khuôn mẫu.    

- GV đặt câu hỏi để HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ:

+ Bản vẽ kĩ thuật là gì?

+ Bản vẽ kĩ thuật có công dụng gì?  

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi Khám phá 1, 2 SGK trang 6.

-  HS lắng nghe GV giới thiệu các phần mềm hỗ trợ người dùng thiết kế các bản vẽ kĩ thuật.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Bản vẽ kĩ thuật

- Trả lời câu hỏi Khám phá:

+ Hình 1.2a trình bày các thông tin: cấu trúc, kích thước của ngôi nhà; vị trí các phòng; kí hiệu các bộ phận của ngôi nhà.

+ Hình 1.2b trình bày các thông tin: cách kết nối các thiết bị trên mạch điện; số lượng đèn thắp sáng; kí hiệu các thiết bị như: đèn thắp sáng, nguồn điện, công tắc...

+ Một số lĩnh vực sử dụng bản vẽ kĩ thuật: kiến trúc, giao thông, cơ khí, điện lực, quân sự,...

- Khái niệm: Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Công dụng: Bản vẽ kĩ thuật được sử dụng để chế tạo, thi công, kiểm tra và đánh giá sản phẩm hoặc để hướng dẫn lắp ráp, vận hành và sử dụng sản phẩm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu chuẩn về khổ giấy

  1. a) Mục tiêu: HS mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy.
  2. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 2.1, trả lời câu hỏi Khám phá 3 SGK trang 7.
  3. c) Sản phẩm: Ghi chép của HS về tiêu chuẩn khổ giấy của bản vẽ kĩ thuật.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu, phân tích về các khổ giấy chính của bản vẽ kĩ thuật.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, quan sát Bảng 1.1 và thực hiện yêu cầu trong hộp Khám phá 3 SGK trang 7: So sánh kích thước chiều dài và chiều rộng của các khổ giấy trong Bảng 1.1.

- GV nhận xét câu trả lời của HS và lưu ý: Chia đôi một khổ giấy theo chiều dài sẽ được 2 tờ của khổ giấy nhỏ hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc thông tin SGK, mô tả tiêu chuẩn về khổ giấy.

-  HS thảo luận nhóm, hoàn thành yêu cầu trong hộp Khám phá.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật

2.1. Khổ giấy

- Quy định các khổ giấy chính (A0, A1, A2, A3, A4) của bản vẽ kĩ thuật theo TCVN 7285:2003 (ISO 5457 :1999).

Bảng 1.1. Các khổ giấy chính của bản vẽ kĩ thuật

Kí hiệu khổ giấy

Kích thước (mm)

A0

1 189 × 841

A1

841 × 594

A2

594 × 420

A3

420 × 297

A4

297 × 210

- Trả lời câu hỏi Khám phá: Chiều rộng của khổ giấy lớn hơn là chiều dài của khổ giấy nhỏ hơn.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu tiêu chuẩn về tỉ lệ

  1. a) Mục tiêu: HS mô tả được tiêu chuẩn về tỉ lệ dùng trên bản vẽ kĩ thuật.
  2. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 2.2, trả lời câu hỏi Khám phá 4 SGK trang 7.
  3. c) Sản phẩm: Ghi chép của HS về tiêu chuẩn tỉ lệ của bản vẽ kĩ thuật.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS xem Hình 1.3, tổ chức cho HS làm việc cặp đôi để thực hiện yêu cầu trong hộp Khám phá 4 SGK trang 7: Hãy nhận xét các kích thước đo được trên hình biểu diễn ở mỗi trường hợp so với kích thước tương ứng của đai ốc.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

+ Tỉ lệ của bản vẽ kĩ thuật là gì?

+ Mô tả tiêu chuẩn về tỉ lệ của bản vẽ kĩ thuật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

-  HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành yêu cầu trong hộp Khám phá.

- HS đọc thông tin SGK, mô tả tiêu chuẩn về tỉ lệ của bản vẽ kĩ thuật.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2.2. Tỉ lệ

- Trả lời câu hỏi Khám phá:

+ Kích thước đo được trên hình biểu diễn ở Hình b gấp đôi so với kích thước tương ứng của đai ốc.

+ Kích thước đo được trên hình biểu diễn ở Hình c bằng với kích thước thực của đai ốc.

+ Kích thước đo được trên hình biểu diễn ở Hình d bằng một nửa kích thước thực của đai ốc.

- Khái niệm: Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó.

- Tiêu chuẩn về tỉ lệ của bản vẽ kĩ thuật: Tỉ lệ dùng trên các bản vẽ kĩ thuật theo TCVN 7286:2003 (ISO 5455:1979) như sau:

+ Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:5; 1:10;...

+ Tỉ lệ nguyên hình: 1:1.

+ Tỉ lệ phóng to: 2:1; 5:1; 10:1;...

Hoạt động 4: Tìm hiểu tiêu chuẩn về đường nét

  1. a) Mục tiêu: HS mô tả được tiêu chuẩn về đường nét dùng trên bản vẽ kĩ thuật.
  2. b) Nội dung: HS tìm hiểu nội dung mục 2.3, trả lời câu hỏi Khám phá 5 SGK trang 8.
  3. c) Sản phẩm: Ghi chép của HS về tiêu chuẩn đường nét của bản vẽ kĩ thuật.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát Bảng 1.2, tổ chức cho HS làm việc cặp đôi để thực hiện yêu cầu trong hộp Khám phá 5 SGK trang 8: Đọc Bảng 1.2 và cho biết loại nét vẽ được chọn làm cơ sở để xác định chiều rộng các loại nét vẽ còn lại trên bản vẽ.

- GV tiếp tục yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu, phân tích về chiều rộng của nét liền đậm và chiều rộng của các nét vẽ khác trên cùng một bản vẽ.

+ Tìm hiểu việc áp dụng các nét vẽ trên bản vẽ kĩ thuật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

-  HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành yêu cầu trong hộp Khám phá.

- HS đọc thông tin SGK, thực hiện các nhiệm vụ do GV yêu cầu.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2.3. Đường nét

- Trả lời câu hỏi Khám phá: Nét liền đậm được chọn làm cơ sở để xác định chiều rộng các nét vẽ còn lại trên bản vẽ.

- Trên bản vẽ, chiều rộng (d) của nét liền đậm thường được chọn là 0,5 mm và chiều rộng các nét vẽ còn lại lấy bằng  (0,25 mm).

- Việc áp dụng các nét vẽ trên bản vẽ kĩ thuật:

+ Nét liền đậm: dùng khi biểu thị đường bao thấy, cạnh thấy.

+ Nét liền mảnh: dùng khi biểu thị đường kích thước, đường gióng kích thước...

+ Nét đứt mảnh: dùng khi biểu thị đường bao khuất, cạnh khuất.

+ Nét gạch chấm mảnh: dùng khi biểu thị đường tâm, đường trục đối xứng.

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu tiêu chuẩn về ghi kích thước

  1. a) Mục tiêu: HS mô tả được tiêu chuẩn ghi kích thước dùng trên bản vẽ kĩ thuật.
  2. b) Nội dung: HS tìm hiểu nội dung mục 2.4, trả lời câu hỏi Khám phá 6, 7 SGK tr.8.
  3. c) Sản phẩm: Ghi chép của HS về tiêu chuẩn ghi kích thước trên bản vẽ kĩ thuật.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS xem Hình 1.4, tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và thực hiện các yêu cầu trong hộp Khám phá 6, 7 SGK trang 8:

+ Dựa vào Hình 1.4, hãy cho biết mối quan hệ giữa đường gióng kích thước và đường kích thước.

+ Đường kính của đường tròn được ghi kích thước như thế nào?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trình bày tiêu chuẩn ghi kích thước trên bản vẽ kĩ thuật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

-  HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành các yêu cầu trong hộp Khám phá.

- HS đọc thông tin SGK, thực hiện nhiệm vụ do GV yêu cầu.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2.4. Ghi kích thước

- Trả lời câu hỏi Khám phá:

+ Đường gióng kích thước và đường kích thước vuông góc với nhau.

+ Đường kính của đường tròn được ghi kí hiệu  trước con số kích thước đường kính.

- Tiêu chuẩn ghi kích thước trên bản vẽ kĩ thuật:

+ Đường kích thước: vẽ song song với phần tử được ghi kích thước, đầu đường kích thước có vẽ mũi tên.

+ Đường gióng kích thước: thường kẻ vuông góc với đường kích thước và vượt quá đường kích thước khoảng 2 4 mm.

+ Chữ số kích thước: được ghi trên đường kích thước, chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ.

+ Ghi kí hiệu  trước con số kích thước đường kính của đường tròn; ghi kí hiệu R trước con số bán kính của cung tròn.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS củng cố, khắc sâu kiến thức về tiêu chuẩn của khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước ở bản vẽ kĩ thuật.
  3. b) Nội dung: HS làm bài tập trắc nghiệm và bài tập phần Luyện tập trong SGK.
  4. c) Sản phẩm học tập: Đáp án các câu trắc nghiệm, bài luyện tập trong SGK.
  5. d) Tổ chức thực hiện:
Soạn mới giáo án Công nghệ 8 chân trời bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ 8 chân trời mới, soạn giáo án công nghệ 8 mới chân trời bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay