Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
(3 Tiết)
Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát Hình 8.1 và nêu câu hỏi: Em nên làm gì để phát hiện và khắc phục các trường hợp gây nguy hiểm về điện tương tự như Hình 8.1?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS đưa ra những nhận định ban đầu: Ngắt nguồn điện khi sửa chữa đồ dùng thiết bị điện; thường xuyên kiểm tra để phát hiện và sửa chữa kịp thời những tình huống gây mất an toàn điện; sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Ngày nay chúng ta sử dụng rất nhiều thiết bị điện, chúng tiện lợi nhưng cũng tiềm tàng nhiều nguy hiểm. Vì vậy cần đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.. Bài học này sẽ tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện - Bài 8. An toàn điện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn điện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát video, xem Hình 8.2, tổ chức cho HS làm việc cặp đôi và thực hiện các yêu cầu trong hộp Khám phá 1 SGK tr.59: + Nêu những nguyên nhân gây tai nạn điện. https://youtu.be/dOSOTj6WG6w (0:10 – 2:35) - GV khuyến khích HS đọc và giải thích phần thông tin thêm về vùng nhiễm điện trong trường hợp dây dẫn có điện bị đứt và rơi xuống đất, hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không. - GV đặt câu hỏi để HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ: + Có mấy nhóm nguyên nhân gây tai nạn điện? + Nguyên nhân cụ thể gây ra tai nạn điện trong từng nhóm là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi Khám phá 1 SGK trang 59. - HS lắng nghe GV hướng dẫn tìm ra các nguyên nhân gây tai nạn điện. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Một số nguyên nhân gây tai nạn điện - Trả lời câu hỏi Khám phá: Những nguyên nhân gây tai nạn điện gồm: tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện; tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện; vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp. 1.1 Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện - Kiểm tra, sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện, không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ. - Dùng vật dẫn điện chạm vào ổ điện. - Chạm vào dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở. 1.2. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện - Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện - Do tiếp xúc với khu vực có dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất. 1.3. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp Đường dây cao áp và trạm biến áp có thể phóng điện qua không khí hoặc truyền điện xuống đất gây nguy hiểm cho người khi đến gần. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo đảm an toàn điện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu video về các biện pháp an toàn điện trong nhà, tổ chức cho HS tìm hiểu, phân tích về các biện pháp an toàn điện. https://youtu.be/Jg--Jvxoteg (0:44 – 1:42) - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bốn, quan sát Hình 8.3 và thực hiện các yêu cầu: + Mô tả các biện pháp đảm bảo an toàn điện và nêu mục đích khi thực hiện những biện pháp này. + Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, bàn là, ... em cần phải làm gì? - GV dẫn dắt HS tìm hiểu về công dụng của aptomat chống giật trong phần thông tin thêm ở tr 60 SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc thông tin SGK, lắng nghe GV hướng dẫn. - HS thảo luận nhóm, hoàn thành yêu cầu trong hộp Khám phá. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Biện pháp an toàn điện - Trả lời câu hỏi Khám phá: + Mục đích khi thực hiện các biện pháp an toàn điện: · Sử dụng dụng cụ có vỏ cách điện để tránh tiếp xúc với vật mang điện. · Lắp cầu dao chống giật để bảo vệ khi có dòng điện qua người. · Kiểm tra nguồn điện để đảm bảo chắc chắn việc ngắt điện trước khi thao tác. · Kiểm tra, bọc kín chỗ cách điện bị hỏng trên vỏ dây dẫn. + Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, bàn là, ... em cần phải: Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, dây cấp nguồn để phát hiện và khắc phục kịp thời những hư hỏng. - Để đảm bảo an toàn: + Khi sử dụng điện: · Lựa chọn thiết bị điện an toàn và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. · Thường xuyên kiểm tra. · Chỉ sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện làm dây cấp nguồn. · Sử dụng thiết bị chống giật. · Tuân thủ khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. + Khi sửa chữa điện: · Ngắt nguồn điện và treo biển thông báo. · Sử dụng đúng cách các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ bảo vệ an toàn điện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS xem Hình 8.5, tổ chức cho HS làm việc cặp đôi để thực hiện yêu cầu trong hộp Khám phá 4 SGK trang 61: Cho biết tên gọi, công dụng của mỗi loại dụng cụ và trang phục bảo vệ an toàn điện. - GV khuyến khích HS tìm hiểu thêm một số trang phục đặc biệt bảo vệ an toàn điện trong phần thông tin thêm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành yêu cầu trong hộp Khám phá. - HS đọc thông tin SGK, mô tả các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện 3.1. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện - Trả lời câu hỏi Khám phá: Hình 8.5a: Dụng cụ có chuỗi cách điện, giúp tay người tránh tiếp xúc với vật mang điện khi sử dụng. Hình 8.5b Bút thử điện, để kiểm tra đối tượng có điện hay không. Hình 8.5c. Ủng cách điện, giúp bảo vệ đôi chân không chạm vào vùng nhiễm điện khi làm việc trong môi trường có nguy cơ rò rỉ điện. Hình 8.5d: Găng tay cách điện, bảo vệ đôi tay khi thao tác với nguồn điện và thiết bị điện. => Dụng cụ bảo vệ an toàn điện gồm có: các dụng cụ có vỏ cách điện, bút thử điện, găng tay cách điện, giày hoặc ủng cách điện, quần áo chống hồ quang điện,... |
Hoạt động 4: Tìm hiểu sử dụng bút thử điện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát Hình 8.6, tổ chức cho HS thực hiện nhóm đôi mô tả các thành phần chính của bút thử điện. - GV giới thiệu thêm một số loại bút thử điện trong thực tế.
- GV hướng dẫn HS phân tích, giải thích nguyên lí hoạt động của bút thử điện và trả lời câu hỏi: Vì sao dòng điện qua bút thử không gây nguy hiểm cho người sử dụng? - GV tổ chức cho HS quan sát Hình 8.7, yêu cầu HS quan sát, nhận xét cách sử dụng bút thử điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành yêu cầu của GV. - HS đọc thông tin SGK, thực hiện các nhiệm vụ do GV yêu cầu. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3.2. Sử dụng bút thử điện a. Cấu tạo bút thử điện - Đầu bút thử điện - Điện trở - Thân bút - Kẹp kim loại - Nắp bút - Lò xo - Đèn báo b. Nguyên lí làm việc - Dòng điện từ vật mang điện đi qua điện trở, qua bóng đèn và qua cơ thể người để hình thành mạch kín, làm cho bóng đèn sáng lên. - Trả lời câu hỏi Khám phá: Dòng điện đi qua bóng đèn rất nhỏ chỉ để làm sáng bóng đèn nên không gây nguy hiểm cho người. c. Sử dụng bút thử điện - Đặt đầu bút thử điện vào vị trí cần kiểm tra nguồn điện. - Ân nhẹ ngón tay cái vào kẹp kim loại ở đầu còn lại của bút (nắp bút). - Quan sát đèn báo, nếu đèn phát sáng thì tại vị trí kiểm tra có điện.
|
Hoạt động 5: Tìm hiểu các bước cần làm khi có người bị tai nạn điện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu video gợi mở, dẫn dắt và tổ chức cho HS tìm hiểu những công việc cần làm khi có người bị tai nạn điện giật. https://youtu.be/Jg--Jvxoteg (1:43 – 2:05) - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK: Vì sao cần ngắt ngay nguồn điện khi có người bị tai nạn điện giật? - GV khuyến khích HS đọc phần thông tin thêm, dẫn dắt, giải thích những việc cần làm khi nạn nhân bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng thở. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá. - HS đọc thông tin SGK, thực hiện nhiệm vụ do GV yêu cầu. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 4. Sơ cứu người bị điện giật 4.1. Các bước cần làm khi có người bị tai nạn điện - Bốn bước cứu người bị tai nạn điện gồm: + Bước 1. Ngắt ngay nguồn điện ở nơi gần nhất bằng cách ngắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện, ... + Bước 2. Dùng vật cách điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện hoặc nguồn gây ra tai nạn điện. + Bước 3. Đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí, rộng rãi, thuận tiện để kiểm tra hô hấp và thực hiện sơ cứu. + Bước 4. Đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất hoặc gọi điện cho nhân viên y tế. - Trả lời câu hỏi Khám phá: Nguồn điện được tắt càng sớm thì mức độ tổn thương cho nạn nhân càng thấp, nếu nguồn điện không được tắt sớm, nạn nhân bị điện giật lâu dễ dẫn đến mức độ tổn thương càng nặng, thậm chí tử vong. Đồng thời, ngắt nguồn điện để an toàn cho người thực hiện cứu hộ và những người xung quanh. |
Hoạt động 6: Thực hành sơ cứu người bị tai nạn điện giật
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu video gợi mở, dẫn dắt và tổ chức cho HS tìm hiểu cách thực hành sơ cứu người bị tai nạn điện. https://youtu.be/g0eyaf1uPWo (0:17 – 1:35) - GV nêu yêu cầu thực hành, các dụng cụ, vật liệu cần chuẩn bị; mục tiêu buổi thực hành và các tiêu chí đánh giá kết quả. - GV tổ chức cho HS thực hành theo từng nhóm với tình huống giả định có người bị tai nạn điện giật và thực hiện các động tác sơ cứu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm 4, thực hành các động tác sơ cứu người bị tai nạn điện. - HS quan sát video, đọc thông tin SGK, thực hiện nhiệm vụ do GV yêu cầu. - GV theo dõi, quan sát các nhóm thực hành, hỗ trợ, uốn nắn, điều chỉnh thao tác của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Các nhóm xung phong thực hành. - HS khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 4.2. Thực hành sơ cứu người bị tai nạn điện giật - Quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện giật gồm: + Phương pháp hô hấp nhân tạo: 1. Nâng đầu nạn nhân. 2. Thổi hơi vào miệng nạn nhân. 3. Lặp lại động tác. + Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực: 1. Đặt tay lên ngực nạn nhân. 2. Ấn mạnh tay. 3. Lặp lại động tác.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác