Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
(1 tiết)
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày tóm tắt được những kiến thức đã học về vật liệu cơ khí thông dụng, dụng cụ gia công cầm tay, các phương pháp gia công cơ khí với dụng cụ gia công cầm tay, truyền và biến đổi chuyển động, ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
- Vận dụng những kiến thức đã học ở Chương 2 để giải quyết các câu hỏi, bài tập đặt ra xoay quanh chủ đề về cơ khí.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về cơ khí vào thực tiễn
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày ý tưởng, trao đổi thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
- Năng lực công nghệ:
- Hệ thống được các kiến thức đã học về cơ khí.
- Vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất
- Có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về cơ khí vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Giấy Ao
- Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung kiến thức chương 2.
- Đối với học sinh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Hệ thống kiến thức đã học trong chương I; tạo tâm thế hứng thú cho học sinh.
- Nội dung: GV phát giấy Ao, HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức đã học trong chương 2.
- Sản phẩm học tập: Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức Chương 2.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cốt lõi của Chương 2.
- GV chia lớp thành các nhóm, phát giấy Ao, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy hệ thống các kiến thức đã học chương 2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thiện sơ đồ tư duy
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi phần, GV mời đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét.
Sơ đồ tư duy gợi ý:
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá sơ đồ tư duy của HS, nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm, dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập chương 2.
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
- Nội dung: HS áp dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập trắc nghiệm.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Có mấy khổ giấy chính?
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 2. Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất vị trí hình chiếu bằng được đặt ở đâu trong bản vẽ?
- Ở trên hình chiếu bằng.
- Đặt tùy ý.
- Ở dưới hình chiếu đứng.
- Góc bên phải bản vẽ.
Câu 3. Phương pháp chiếu nào thường được các nước châu mỹ và một số nước khác dùng
- Phương pháp chiếu góc thứ nhất.
- Phương pháp chiếu góc thứ ba.
- Cả hai phương pháp trên.
- Không có phương pháp nào cả.
Câu 4. Bước thứ 3 khi lập bản vẽ chi tiết là ?
- Bố trí các hình biểu diễn.
- Bố trí khung tên.
- Vẽ mờ.
- Tô đậm.
Câu 5. Đâu là nguồn gốc của chất dẻo
- Các hợp chất của carbon.
- Các hợp chất của carbon và sắt.
- Các hợp chất của sắt.
- Các hợp chất của nitrogen.
Câu 6. Gang được phân chia thành những loại nào trong vật liệu cơ khí?
- Gang xám, gang trắng và gang đen.
- Gang đen, gang trắng và gang dẻo.
- Gang xám, gang trắng và gang dẻo.
- Gang xám, gang trắng và gang cứng.
Câu 7. Độ dài của thước lá là
- 150 – 1000 mm
- 300 – 2000 mm
- 50 – 1000 mm
- 500 – 5000 mm
Câu 8. Đâu không phải dụng cụ đo góc?
- Ê ke vuông.
- Ê ke góc.
- Com-pa.
- Thước đo góc vạn năng.
Câu 9. Cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc không có bộ phận nào?
- Tay quay.
- Con trượt.
- Thanh truyền.
- Giá đỡ.
Câu 9. Nhờ cơ khí con người có thể chiếm lĩnh
- Không gian.
- Thời gian.
- Không gian và thời gian.
- Không gian hoặc thời gian.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm
1. D | 2. C | 3. B | 4. D | 5. A | 6. C | 7. A | 8. C | 9. B | 10. C |