Soạn mới giáo án Công nghệ 8 chân trời bài 11: Thực hành lắp mạch điện điều khiển đơn giản

Soạn mới Giáo án Công nghệ 8 Chân trời bài 11: Thực hành lắp mạch điện điều khiển đơn giản. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 11. THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐƠN GIẢN

(6 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

  • Lắp ráp được các mạch điện điều khiển đơn giản có sử dụng một mô đun cảm biến: mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ và mô đun cảm biến độ ẩm.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc học tập của bản thân; tự tìm hiểu thêm để vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về lắp mạch điện điều khiển vào thực tiễn.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết thảo luận và trình bày những vấn đề về lắp mạch điện điều khiển.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích tình huống được đặt ra từ đó đề xuất được giải pháp lắp mạch điện điều khiển hợp lí.

Năng lực công nghệ:

  • Nhận thức công nghệ: Nhận biết được cách lắp ráp các mạch điện điều khiển đơn giản có sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ, mô đun cảm biến độ ẩm.
  • Giao tiếp công nghệ: Đọc được các tài liệu hướng dẫn lắp mạch điện điều khiển đơn giản, biết rút ra kinh nghiệm và có khả năng trao đổi kinh nghiệm khi học tập quy trình mạch điều
  • Sử dụng công nghệ: Lắp được các mạch điện điều khiển đơn giản sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ, mô đun cảm biến độ ẩm.
  • Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giả được thao tác kĩ thuật trong quy trình lắp mạch điện điều khiển.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng lắp ráp mạch điện điều khiển vào thực tiễn.
  • Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu; tôn trọng và thực hiện nội quy của phòng học thực hành.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học:
  • Sử dụng nhóm phương pháp dựa trên học tập trải nghiệm làm chủ đạo.
  • Sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hóa người học.
  1. Thiết bị dạy học:
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Video clip quy trình lắp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến.
  • Tranh ảnh các sơ đồ lắp đặt các mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ, mô đun cảm biến độ ẩm.
  • Các dụng cụ và vật tư cần thiết để lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ và mô đun cảm biến độ ẩm theo Bảng 11.1 (SGK):
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với HS:
  • SGK, SBT, vở ghi.
  • Mỗi nhóm HS chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cần thiết để lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ và mô đun cảm biến độ ẩm theo Bảng 11.1 (SGK).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về trình tự các bước công việc để lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ và mô đun cảm biến độ ẩm.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV nêu tình huống và câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  4. c) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu quy trình và cách thức lắp ráp các mạch điện điều khiển.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mô đun cảm biến đã học.

- GV nêu tình huống:

Nếu cần lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ và mô đun cảm biến độ ẩm thì em cần có những thiết bị vật tư gì và thực hiện theo quy trình như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS đưa ra những nhận định ban đầu:

+ Vật dụng cần có để lắp ráp là:

STT

Dụng cụ, thiết bị, vật liệu

1

Tua vít hai cạnh (dẹp)

2

Tua vít bốn cạnh

3

Kìm điện

4

Đồng hồ vạn năng

5

Bóng đèn sợi đốt

6

Quạt điện một chiều

7

Động cơ máy bơm một chiều

8

Mô đun cảm biến ánh sáng

9

Mô đun cảm biến nhiệt độ

10

Mô đun cảm biến độ ẩm

11

Adapter (bộ phận chuyển đổi điện áp)

12

Dây dẫn

13

Bảng điện lắp thử (Test board)

+ Quy trình thực hiện:

1

Bố trí các thiết bị lên bảng điện.

2

Nối dây dẫn giữa các thiết bị điện.

3

Lắp các thiết bị điện lên bảng điện.

4

Lắp thiết bị điện vào mạch điện.

5

Kiểm tra mạch điện, các mối nối dây.

6

Kiểm tra thông mạch và hở mạch.

7

Vận hành mạch điện điều khiển.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về mạch điện điều khiển. Vậy cụ thể thực hiện lắp mạch điện điều khiển thế nào, chúng ta cùng vào bài hôm nay - Bài 11. Thực hành lắp mạch điện điều khiển đơn giản..

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng

  1. a) Mục tiêu: HS thực hiện được các bước quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng.
  2. b) Nội dung: Thực hành các bước trong quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng.
  3. c) Sản phẩm: Mạch điện ứng dụng mô đun cảm biến ánh sáng.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu yêu cầu thực hành, các dụng cụ, vật liệu cần chuẩn bị và mục tiêu buổi thực hành.

- GV nêu các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin,quan sát hình 11.2, hình 11.3 trang 76 SGK để tìm hiểu mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng và trả lời câu hỏi:

Nguyên lí hoạt động của mạch điện điều khiển như thế nào?

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu các bước quy trình lắp ráp mô đun cảm biến ánh sáng trong Bảng 11.2 SGK.

- GV lưu ý HS các yêu cầu cần đạt ở mỗi bước.

- GV tổ chức cho HS thực hành theo từng nhóm.

mạch điện điều khiển sử dụng

- GV yêu cầu HS dừng hoạt động khi hết thời gian.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát các bảng, hình, đọc thông tin SGK trang 75 - 77.

-  HS lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, quan sát các nhóm thực hành, hỗ trợ, uốn nắn, điều chỉnh thao tác của HS.

- GV nhắc nhở HS giữ an toàn lao động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Các nhóm báo cáo kết quả thực hành.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Nội dung thực hành

Lắp ráp các mạch điện điều khiển có sử dụng mô đun cảm biến.

2. Yêu cầu sản phẩm

- Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến.

- Lắp ráp đúng sơ đồ lắp đặt và hoạt động đúng nguyên lí, không xảy ra sự cố.

- Điều chỉnh được ngưỡng tác động theo ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm.

3. Dụng cụ, thiết bị, vật liệu cần thiết

Các dụng cụ, thiết bị, vật liệu tối thiểu được thể hiện trong Bảng 11.1.

4. Thực hành lắp ráp mạch điện điều khiển

4.1. Lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng

a) Tìm hiểu mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng

- Nguyên lí hoạt động:

+ Sau khi cấp nguồn cho mạch điện và điều chỉnh ngưỡng tác động, mạch điện điều khiển sẽ hoạt động bình thường.

+ Khi ánh sáng chiếu vào cảm biến mạnh, đèn tắt.

+ Khi ánh sáng yếu, cảm biến sẽ phát hiện và phản hồi về mạch điều khiển để bật rơ le điện tử, cấp nguồn cho đèn sáng.

b) Quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng

+ Bước 1: Kết nối cảm biến ánh sáng vào mô đun cảm biến.

+ Bước 2: Kết nối bóng đèn vào mô đun cảm biến.

+ Bước 3: Kết nối adapter vào cực nguồn của mô đun cảm biến.

+ Bước 4: Cài đặt mức ngưỡng ánh sáng tác động của mô đun cảm biến.

+ Bước 5: Kiểm tra và vận hành.

 

– Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành

+ Tiêu chỉ đánh giá quy trình thực hành:

TT

Các bước thực hiện

Không

1

Bố trí các thiết bị lên bảng điện.

 

 

2

Nối dây dẫn giữa các thiết bị điện.

 

 

3

Lắp các thiết bị điện lên bảng điện.

 

 

4

Lắp bóng đèn vào mạch điện.

 

 

5

Kiểm tra mạch điện, các mối nối dây.

 

 

6

Kiểm tra thông mạch và hở mạch.

 

 

7

Vận hành mạch điện điều khiển.

 

 

+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành:

TT

Các tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

Thiết bị được bố trí đúng vị trí theo sơ đồ lắp đặt, cân đối, dễ dàng cho việc nối dậy.

 

 

2

Dây dẫn được sắp xếp gọn gàng, các đầu dây, các mối nối chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt, cách điện tốt với bên ngoài.

 

 

3

Các thiết bị được lắp cố định, chắc chắn, đúng vị trí.

 

 

4

Bóng đèn, dây lấy nguồn được bố trí và nối đến bảng điện đúng sơ đồ nguyên lí.

 

 

5

Mạch điện hoạt động đúng nguyên lí, đảm bảo an toàn.

 

 

- Bảng 11.1. Danh mục dụng cụ, thiết bị, vật liệu tối thiểu

STT

Dụng cụ, thiết bị, vật liệu

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

1

Tua vít hai cạnh (dẹp)

Cái

01

Đường kính 4 mm

2

Tua vít bốn cạnh

Cái

01

Đường kính 4 mm

3

Kìm điện

Cái

01

 

4

Đồng hồ vạn năng

Cái

01

Hiện số hoặc kim

5

Bóng đèn sợi đốt

Cái

01

12 V – 10 W

6

Quạt điện một chiều

Cái

01

12 V – 3 W

7

Động cơ máy bơm một chiều

Cái

01

12 V – 3 W

8

Mô đun cảm biến ánh sáng

Bộ

01

Dạng bật, tắt

9

Mô đun cảm biến nhiệt độ

Bộ

01

Dạng bật, tắt

10

Mô đun cảm biến độ ẩm

Bộ

01

Dạng bật, tắt

11

Adapter (bộ phận chuyển đổi điện áp)

Bộ

01

12 V – 3 A

12

Dây dẫn

Sợi

10

Dài 20 cm và 50 cm

13

Bảng điện lắp thử (Test board)

Cái

02

Bảng điện nhựa

- Bảng 11.2. Quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng.

Các bước thực hiện

Yêu cầu kĩ thuật

Hình minh họa

Bước 1. Kết nối cảm biến ánh sáng vào mô đun cảm biến.

Đảm bảo kết nối đúng vị trí và tiếp xúc tốt.

 

Bước 2. Kết nối bóng đèn sợi đốt vào mô đun cảm biến.

Đảm bảo kết nối đúng vị trí tiếp điểm (đầu ra) của rơ le điện từ và tiếp xúc tốt.

 

Bước 3. Kết nối Adapter vào cục nguồn mô đun cảm biến.

Đảm bảo kết nối đúng cực dương (+), cực tính (-) của nguồn với mô đun cảm biến và tiếp xúc tốt.

 

Bước 4. Cài đặt mức ngưỡng ánh sáng tác động của mô đun cảm biến.

Đảm bảo mô đun cảm biến tác động theo đúng mức ngưỡng ánh sáng đã được cài đặt.

 

Bước 5. Kiểm tra và vận hành.

Mạch hoạt động đúng nguyên lí và không bị sự cố.

 

Hoạt động 2: Lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ

  1. a) Mục tiêu: HS thực hiện được các bước quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ.
  2. b) Nội dung: Thực hành các bước trong quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ.
  3. c) Sản phẩm: Mạch điện ứng dụng mô đun cảm biến nhiệt độ.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 11.4, hình 11.5 trang 78 SGK để tìm hiểu mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng và trả lời câu hỏi:

Nguyên lí hoạt động của mạch điều khiển nhiệt độ như thế nào?

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu các bước quy trình lắp ráp mô đun cảm biến nhiệt độ trong Bảng 11.3 SGK.

- GV lưu ý HS các yêu cầu cần đạt ở mỗi bước.

- GV tổ chức cho HS thực hành theo từng nhóm.

mạch điện điều khiển sử dụng

- GV yêu cầu HS dừng hoạt động khi hết thời gian.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát các bảng, hình, đọc thông tin SGK trang 78, 79.

-  HS lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, quan sát các nhóm thực hành, hỗ trợ, uốn nắn, điều chỉnh thao tác của HS.

- GV nhắc nhở HS giữ an toàn lao động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Các nhóm báo cáo kết quả thực hành.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt và chuyển sang nội dung tiếp theo.

4.2. Lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ

a) Tìm hiểu mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ

- Nguyên lí hoạt động:

+ Sau khi cấp nguồn cho mạch điện và đặt nhiệt độ tác động, mạch điện điều khiển sẽ hoạt động bình thường.

+ Nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ tác động đã đặt, quạt điện chưa hoạt động.

+ Nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ tác động đã đặt, cảm biến phát hiện và phản hồi về mạch điều khiển để bật rơ le điện từ, cấp nguồn cho quạt điện hoạt động để làm mát cho môi trường.

b) Quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ

+ Bước 1: Kết nối cảm biến nhiệt độ vào mô đun cảm biến.

+ Bước 2: Kết nối quạt điện vào mô đun cảm biến.

+ Bước 3: Kết nối adapter vào cực nguồn của mô đun cảm biến.

+ Bước 4: Cài đặt mức ngưỡng nhiệt độ tác động của mô đun cảm biến.

+ Bước 5: Kiểm tra và vận hành.

 

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 chân trời bài 11: Thực hành lắp mạch điện điều khiển đơn giản

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ 8 chân trời mới, soạn giáo án công nghệ 8 mới chân trời bài 11: Thực hành lắp mạch điện điều khiển đơn giản

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay