Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
(3 Tiết)
Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV minh hoạ tình huống cần sử dụng mạch điện điều khiển tự động:
Mạch điện điều khiển cảm biến khí metal, mạch điện điều khiển cảm biến khí gas, mạch điện điều khiển cảm biến khói kèm đèn báo và còi, ...
- GV đặt vấn đề: Trong những trường hợp đó, làm thế nào để thiết bị tự động hoạt động?
- GV cho HS quan sát Hình 10.1 và nêu câu hỏi: Em hãy xác định mô đun cảm biến và mạch điện điều khiển có trong Hình 10.1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS đưa ra những nhận định ban đầu:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong nhiều trường hợp trong cuộc sống chúng ta cần sử dụng mạch điện điều khiển tự động. Để tìm hiểu cụ thể về mạch điện điều khiển chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 10. Mạch điện điều khiển.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ đồ khối mạch điện điều khiển
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 10.2 và trình bày các thành phần chính của một mạch điện điều khiển. Hình 10.2. Sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản - GV yêu cầu HS mô tả nguyên lí hoạt động của mạch điện điều khiển theo sơ đồ khối. - GV gợi mở, dẫn dắt HS nhận biết chức năng của những khối chính trong mạch điện điều khiển đơn giản. - GV yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ khối mạch điện điều khiển. - GV cho HS xem hình ảnh về các mạch điện điều khiển và thực hiện yêu cầu trong SGK: Kể tên một số tải tiêu thụ điện trong thực tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi Khám phá 1 SGK trang 71. - HS lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của GV. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Cấu trúc chung của mạch điện - Mạch điện điều khiển mang tín hiệu điện chỉ dẫn hoạt động của tải tiêu thụ điện, gồm ba khối: nguồn điện, điều khiển, tải tiêu thụ điện. - Chức năng của những khối chính trong mạch điện điều khiển đơn giản: + Khối nguồn điện: cung cấp năng lượng cho mạch. + Khối điều khiển: điều khiển hoạt động của tải tiêu thụ điện theo nhu cầu sử dụng. + Khối tải tiêu thụ điện hoạt động theo tín hiệu chỉ dẫn của khối điều khiển. - Trả lời câu hỏi Khám phá: + Phụ tải điện trở có thể được tìm thấy trong các thiết bị như: Đèn sợi đốt; Lò nướng bánh mì; Lò nướng; Lò sưởi điện... + Tải trọng cảm ứng có thể được tìm thấy trong các thiết bị như: Máy rửa bát; Máy giặt; Tủ lạnh; Máy điều hoà; Xe máy điện...
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mô đun cảm biến
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS quan sát Hình 10.3, tìm hiểu các bộ phận chính của mô đun cảm biến. - GV giải thích, thông tin thêm về các kiểu kết nối cảm biến với mạch điện. - GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu trong SGK: Hãy kể tên một số loại cảm biến thông dụng mà em biết. - GV tổ chức, dẫn dắt HS phân biệt được các loại mô đun cảm biến dựa theo tên gọi và chức năng của cảm biến, dựa vào dạng tín hiệu phản hồi cho mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến dạng bật, tắt thông qua công tắc điện tử. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc thông tin SGK, hoàn thành yêu cầu trong hộp Khám phá. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Mô đun cảm biến - Trả lời câu hỏi Khám phá: + Bộ phận chính của mô đun cảm biến gồm: cảm biến và bảng mạch điều khiển. + Một số loại cảm biến thông dụng: · Mô đun cảm biến ánh sáng · Mô đun cảm biến nhiệt độ · Mô đun cảm biến độ ẩm · Mô đun cảm biến có tín hiệu phản hồi dạng tín hiệu tương tự và tín hiệu số · Công tắc tự động dùng cảm biến hồng ngoại - Mô đun cảm biến được phân loại dựa theo các yếu tố: tên gọi và chức năng hồi, dạng bật tắt thông qua của cảm biến, dạng tín hiệu phản hồi, dạng bật tắt thông qua công tắc từ,... |
Hoạt động 3: Tìm hiểu mô đun cảm biến độ ẩm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, quan sát Hình 10.4 và kể tên các bộ phận chính của mô đun cảm biến độ ẩm. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các loại mô đun cảm biến độ ẩm. - GV khuyến khích HS tìm hiểu các thông số của các loại mô đun cảm biến trong phần thông tin thêm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các yêu cầu của GV - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2.1. Mô hình cảm biến độ ẩm (cảm biến mức nước) - Trả lời câu hỏi Khám phá: + Bộ phận chính của mô đun cảm biến độ ẩm gồm: cảm biến độ ẩm và bảng mạch điều khiển. - Mô đun cảm biến độ ẩm có chức năng phát hiện và phản hồi về giá trị độ ẩm hoặc mức nước cho mạch điện điều khiển. - Các loại mô đun cảm biến độ ẩm: mô đun cảm biến độ ẩm có tín hiệu phản hồi dạng tín hiệu tương tự hoặc tín hiệu số; mô đun cảm biến độ ẩm có tín hiệu phản hồi dạng bật, tắt. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác