Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(1 tiết)
Thông qua bài học, HS nắm được:
– Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh.
– Dùng hình vẽ trình bày được hiện tượng tạo núi là kết quả của quá trình nội sinh và ngoại sinh.
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng:
- Có ý thức trong việc bảo vệ các cảnh quan tự nhiên, yêu quý thiên nhiên.
- Tự tin với những hiểu biết của mình trong việc giải thích sự hình thành các dạng địa hình.
- Tranh ảnh, video clip về các dạng địa hình, cảnh quan tự nhiên.
- Một số dụng cụ thí nghiệm (ví dụ như các cuốn sách dày) cho các hoạt động uốn nếp, đứt gãy.
- Phiếu học tập.
- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Nguyên nhân nào đã làm cho bề mặt Trái Đất có sự phân hoá phức tạp?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:
- GV dẫn dắt vấn đề: Nhìn vào bản đồ tự nhiên thế giới, ta nhận ra địa hình bề mặt Trái Đất thật là phức tạp. Trên lục địa, có các dãy núi cao từ 5 000 m trở lên, có những cao nguyên rộng lớn, lại có các đồng bằng khá bằng phẳng, có cả những vùng đất thấp hơn cả mục nước đại dương thế giới. Trong lòng đại dương thế giới còn có cả các dãy núi ngầm, vực biển sâu. Do đâu mà địa hình Trái Đất lại phân hoá phức tạp như vậy? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình nội sinh
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nhắc lại kiến thức cũ: các mảng kiến tạo có Thể xô chờm vào hoặc tách xa nhau. Sự dịch chuyển này đã gây nên những chân động, kết quả là có thể hình thành các núi cao, vực sâu; cũng có thể gây ra , động đất, núi lửa,... Các quá trình dựa trên nguồn năng lượng của khối vật chất lỏng khổng lồ chuyển động trong lòng Trái Đất được gọi là quá trình nội sinh, hiểu đơn giản là những lực được sinh ra trong lòng Trái Đất. - GV đặt tiếp câu hỏi: + Thế nào là quá trình nội sinh? + Quá trình nội sinh được biểu hiện như thế nào? + Tại sao các quá trình nội sinh lại làm cho bề mặt Trái Đất trở nên ghồ ghề? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Quá trình nội sinh - Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti. - Quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất. - Kết quả: quá trình tạo núi, phun trào núi lửa, động đất.. à hình thành các dạng địa hình, bề mặt trái đất trở nên gồ ghề.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình ngoại sinh
--------------------- Còn tiếp --------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác