Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(3 tiết)
Thông qua bài học, HS nắm được:
– Phân biệt được một số dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồng bằng, cao nguyên, đồi và địa hình cac-xtơ.
- Kể được tên một số loại khoáng sản.
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng:
- Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước: yêu quý, có ý thức gìn giữ bảo vệ thiên nhiên, các cảnh đẹp quê hương.
– Thái độ tích cực với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm các loại khoáng sản.
- Phiếu học tập, tranh ảnh về các dạng địa hình.
– Một số mẫu khoáng sản, sơ đồ phân loại khoáng sản (phóng to).
– Bản đồ khoáng sản của Việt Nam hoặc một khu vực khác.
- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em đã từng được đi tham quan hoặc quan sát dạng địa hình nào? Em thích địa hình nào nhất?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:
- GV dẫn dắt vấn đề: Những hiểu biết về địa hình rất quan trọng vì mọi hoạt động của con người, từ sản xuất đến sinh hoạt, đều diễn ra trên những địa hình nhất định và chịu ảnh hưởng của địa hình. Vậy trên Trái Đất có những dạng địa hình nào? Các dạng địa hình đó có những đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng địa hình chính
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia nhóm học tập, mỗi nhóm nghiên cứu một dạng địa hình, đọc nội dung SGK, điền vào Phiếu học tập : + Nhóm 1: địa hình núi + Nhóm 2: địa hình đồng bằng + Nhóm 3: địa hình cao nguyên + Nhóm 4: địa hình đồi + Nhóm 5: địa hình cac-xtơ
- GV hướng dẫn HS các nhóm chuẩn bị sản phẩm và trình bày theo hình thức kĩ thuật phòng tranh. - Sau khi đại diện các nhóm trình bày, GV cho các nhóm khác nhận xét, GV có thể đặt thêm một số câu hỏi nâng cao như sau: + Hãy phân biệt núi với đồi. + Hãy phân biệt đồng bằng với cao nguyên. - GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK, trang 144 và mô hình sau, hãy tìm ra các đặc điểm khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
- GV cho HS quan sát thêm một số cảnh quan địa hình nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam: núi Everest, đồng bằng Amadon, vịnh biển Hạ Long, hang động Phong Nha.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Dự kiến sản phẩm: - Phân biệt núi và đồi: + Giống nhau: đều có dạng địa hình đỉnh tròn, sườn thoải. + Khác nhau về độ cao, núi cao trên 500m còn đồi dưới 200. - Phân biệt đồng bằng và cao nguyên: + Giống nhau: đều có bề mặt tương đối bằng phẳng. + Khác nhau về độ cao, cao nguyên cao từ 500-1000m còn đồng bằng từ 0 – 200m. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Các dạng địa hình a. Núi: Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đất. - Phân loại: + Dựa vào độ cao: núi thấp, núi trung bình và núi cao. + Dựa vào thời gian hình thành: núi già, núi trẻ. b. Đồng bằng - Là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượ sóng, có độ cao dưới 200 m so với mực nước biển. - Phân loại: + Đồng bằng bóc mòn: do băng hà + Đồng bằng bồi tụ: do phù sa sông hoặc biển. c. Cao nguyên - Là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng. Độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển. d. Đồi - Là dạng địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao dưới 200m. - Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi với đồng bằng. e. Địa hình cac-xtơ - Là dạng địa hình do các loại đá bị hòa tan bởi nước tự nhiên như đá vôi và một số loại đá dễ hòa tan khác. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khoáng sản
------------------- Còn tiếp --------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác