Soạn mới giáo án Hóa học 11 KNTT bài 10: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Soạn mới Giáo án hóa học 11 KNTT bài Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

BÀI 10: HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ
  • Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất)
  • Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản
  • Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ; Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Sử dụng được bằng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để dự đoán sự có mặt của một số nhóm chức cơ bản trong hợp chất hữu cơ
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất) thường gặp trong cuộc sống
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Hình ảnh các lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu với thành phần chính là hợp chất hữu cơ; mô hình phân tử một số hợp chất hữu cơ đơn giản
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò ô chữ
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi để giải ô chữ
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu luật chơi:

+ GV chiếu ô chữ, cho trước từ HUUCO

+ HS trả lời các từ hàng ngang, từ hàng ngang cuối cùng sẽ trở thành từ chìa khóa

1

H

O

P

C

H

A

T

 

2

 

 

 

B

U

C

X

A

3

 

 

 

 

U

R

E

A

4

N

H

O

M

C

H

U

C

5

 

C

R

B

O

N

 

 

Câu 1: Chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học gọi là gì?

Câu 2: Tia hồng ngoại là một loại ... điện từ sóng dài, bước sóng nằm giữa sóng vô tuyến và ánh sáng khả kiến. (Từ còn thiếu trong dấu ba chấm là gì?)

Câu 3: Năm 1828, Wohler tổng hợp được hợp chất vẫn được nhiều người coi là hợp chất hữu cơ đầu tiên được tổng hợp nhân tạo, ngày nay trở thành loại phân đạm phổ biến. Đó là hợp chất gì?

Câu 4: Nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây nên tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ được gọi là gì?

Câu 5: Hợp chất hữu cơ luôn luôn chứa nguyên tố nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi trong trò chơi, tìm ra từ khóa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS trả lời các từ hàng ngang

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Các hợp chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng với sự sống như protein, nucleic acid, hormone,.... Vậy hợp chất hữu cơ là gì và chúng có những đặc điểm gì chung?  Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề trên. Chúng ta cùng đi vào bài học – Bài 10: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH1, CH2, CH3 SGK trang 58
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; câu trả lời CH1, CH2, CH3 SGK trang 58
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Khái niệm

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 10.1 trong SGK, cho HS tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

a) Eugenol (có trong cây hương nhu)

(C6H10O5)n

c) Tinh bột (có trong gạo, bột mì, khoai, sắn,...)

   

b) Limonene (có trong vỏ quả chanh, cam, quýt,...)

 

Hình 10.1. Một số hợp chất hữu cơ trong tự nhiên

- GV hướng dẫn HS trả lời CH1, CH2 SGK trang 58:

1. Đối tượng nghiên cứu của hóa học hữu cơ là gì?

2. Trong các chất sau đây, chất nào là chất hữu cơ ?

C6H12O6, C12H22O11, C2H2, CO2, CaCO3

* Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm tìm hiểu về đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ về:

+ Cấu tạo (thành phần, bản chất liên kết)

+ Tính chất vật lí (thể, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan)

+ Tính chất hóa học (độ bền nhiệt, khả năng cháy, mức độ phản ứng và hướng phản ứng)

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm trả lời CH3 SGK trang 58:

So sánh thành phần nguyên tố, liên kết hóa học trong phân tử của hợp chất hữu cơ và của hợp chất vô cơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; trả lời CH1, CH2, CH3 SGK trang 58

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; câu trả lời CH1, CH2, CH3 SGK trang 58

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

I. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

1. Khái niệm

- Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ (trừ một số hợp chất như carbon monoxide, carbon dioxide, muối carbonate, cyanide, carbide, ...)

- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ

Trả lời CH1, CH2 SGK trang 58

1. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. Hiện nay, hóa học hữu cơ rất phát triển, nhiều lĩnh vực được tách ra thành một ngành nghiên cứu riêng như hóa sinh học, hóa học các hợp chất thiên nhiên, hóa học các hợp chất cao phân tử, hóa học các hợp chất cơ kim,...

 Các nghiên cứu về hóa học hữu cơ tập trung ở ba lĩnh vực: tổng hợp hữu cơ (tìm ra chất mới), hóa lí hữu cơ (nghiên cứu cấu trúc và phản ứng hữu cơ) và phân tích hữu cơ (xác định cấu trúc)

2. Các hợp chất hữu cơ gồm: C6H12O6, C12H22O11, C2H2

2. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ

- Thành phần phân tử nhất thiết phải chứa nguyên tố carbon

- Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ

- Dễ cháy, kém bền với nhiệt nên dễ bị phân hủy

- Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, theo chiều hướng tạo ra hỗn hợp các sản phẩm.

Trả lời CH3 SGK trang 58:

Đặc điểm

Hợp chất hữu cơ

Hợp chất vô cơ

Thành phần nguyên tố

Luôn chứa carbon

Có thể chứa carbon

Liên kết hóa học

Chủ yếu là liên kết cộng hóa trị

Có nhiều hợp chất ion

Hoạt động 2: Phân loại hợp chất hữu cơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất)
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời các CH4 SGK trang 59
  3. Sản phẩm học tập: Phân loại hợp chất hữu cơ; Câu trả lời CH4 SGK trang 59
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu cách phân loại hợp chất hữu cơ:

 Dựa vào thành phần nguyên tố hợp chất hữu cơ được phân thành mấy loại? Đó là những loại nào? Nêu định nghĩa từng loại?

- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ phân loại cụ thể các hợp chất hữu cơ và định hướng cho HS các nội dung sẽ học dựa trên sự phân loại

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, tìm hiểu phân loại hợp chất hữu cơ; trả lời CH4 SGK trang 59

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận, trình bày câu trả lời CH4 SGK trang 59

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phân loại hợp chất hữu cơ

II. Phân loại hợp chất hữu cơ

Dựa vào thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ phân thành hai loại:

+ Hydrocarbon: là những hợp chất hữu cơ chỉ được tạo thành từ hai nguyên tố carbon và hydrogen

Ví dụ: Alkane (CH4), alkene (CH2=CH2), alkyne (CH=CH), arene (C6H6)

+ Dẫn xuất của hydrocarbon: là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử ngoài nguyên tố carbon còn có các nguyên tố như oxygen, nitrogen, sulfur, halogen,...

Ví dụ: Dẫn xuất halogen (CH3Cl), alcohol (C2H5OH), carboxylic acid (CH3COOH)

Trả lời CH4 SGK trang 59:

- Hydrocarbon:

+ Hydrocarbon không no:

CH3 – CH2 – CH = CH – CH2 – CH3

+ Hydrocarbon thơm:

- Dẫn xuất:

Phenol

Carboxylic acid

Hoạt động 3: Tìm hiểu nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản; sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát bảng 10.1 và 10.2, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục III.3 SGK trang 60
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm và phân loại một số loại nhóm chức cơ bản; sử dụng bảng tín hiệu hồng ngoại xác định một số nhóm chức cơ bản; câu trả lời CH hoạt động mục III.3 SGK trang 60
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Khái niệm

- GV cho HS thảo luận nhóm, thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nêu khái niệm nhóm chức?

+ So sánh thành phần nguyên tố và cấu tạo của dimethyl ether (H3C–O–CH3) và ethanol (C2H5 –OH)? Nhận xét khả năng phản ứng của hai chất này với sodium

- GV nhận xét: Nhóm – OH được gọi là nhóm chức alcohol, gây ra các phản ứng đặc trưng, phân biệt ethanol với dimethyl ether và với các hợp chất khác.

* Một số loại nhóm chức cơ bản

 

III. Nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ

1. Khái niệm

Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.

- Ví dụ:

+ Dimethyl ether và enthanol đều có cùng CTPT C2H6O

+ Cấu tạo ethanol có nhóm –OH, dimethyl ether có nhóm –O–

+ Ethanol tác dụng được với Na, dimethyl ether không tác dụng được với Na: 

2C2H5OH + Na  2C2H5ONa + Na

2. Một số loại nhóm chức cơ bản

 

----------------Còn tiếp----------------

Soạn mới giáo án Hóa học 11 KNTT bài 10: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 11 kết nối mới, soạn giáo án hóa học 11 kết nối bài Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ, giáo án hóa học 11 kết nối

Soạn giáo án hóa học 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay