Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ Khám phá tranh Đu-đồ át (Doodle Art) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát, thảo luận và chia sẻ về nội dung, hình thức thể hiện của tranh Doodle art để nhận biết đặc điểm của tranh vẽ theo phong cách này. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về Doodle art SHS tr.14. - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp đôi, tìm hiểu về các hoạt động chính, các tư thế, động tác của nhân vật trong tranh. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Hoạt động gì được thể hiện trong mỗi bức tranh? + Tư thế, động tác của các nhân vật trong tranh như thế nào? + Các nhân vật trong tranh đang làm gì? Số lượng trong tranh nhiều hay ít? + Các nhân vật trong tranh có điểm gì liên quan đến nhau? + Theo em, các bức tranh này được thực hiện như thế nào? + Cách thể hiện các bức tranh này có gì giống và khác nhau? + Em thích cách thể hiện bức tranh nào? Vì sao? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tranh Đu-đồ át được vẽ từ các hình nối tiếp nhau một cách ngẫu hứng. + Có mật độ của nét, hình màu phong phú. + Bố cục ngẫu nhiên dựa trên sự sáng tạo phong phú của người vẽ. + Là hình thức rèn luyện trí tưởng tượng và tư duy cho người học. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về tranh Đu-đồ át: HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Các bước vẽ tranh có nhiều nhân vật nối tiếp nhau a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình SHS tr.15 để nhận biết các bước vẽ tranh có nhiều nhân vật nối tiếp nhau. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4HS/ nhóm), quan sát hình minh họa SHS tr.15 và chỉ ra các bước vẽ tranh có nhiều nhân vật nối tiếp nhau. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Loại bút nào thường được sử dụng để vẽ tranh Đu-đồ át? Tại sao? + Hình vẽ đầu tiên được vẽ trên tờ giấy? Ngoài ra, hình vẽ đầu tiên có thể vẽ ở vị trí nào nữa? + Các hình vẽ tiếp theo được vẽ ở vị trí như thế nào so với hình vẽ đầu tiên? + Làm thế nào để phủ kín phần giấy còn lại? + Cần làm gì để hoàn thiện bức tranh? - GV khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ các bước thực hiện vẽ tranh có nhiều nhân vật nối tiếp nhau. - GV kết luận: Các bước vẽ tranh có nhiều nhân vật nối tiếp nhau: + Bước 1: Chọn bút, vẽ hình một nhân vật từ cạnh dưới giấy. + Bước 2: Vẽ tiếp các nhân vật kết nối với hình ban đầu. + Bước 3: Vẽ thêm nhiều nhân vật khác kết nối với nhau thành một bức tranh. + Bước 4: Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu cho bức tranh thêm sinh động. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về tranh Đu-đồ-át có nhiều nhân vật nối tiếp nhau: HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO Vẽ tranh về em và những người bạn với hình thức Đu – đồ át a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hình dung về hình dáng, đặc điểm của các bạn trong lớp để thực hành vẽ tranh theo hình thức Đu – đồ át. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS tham khảo các bài vẽ về em và những người bạn với hình thức Đu – đồ át SHS tr.16.
|
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận theo gợi ý của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận theo nhóm.
|
------------------ Còn tiếp --------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác