Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ Khám phá hình thức của món ăn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể tên và nhận biết hình dáng, màu sắc, nguyên liệu chế biến và đặc điểm riêng của một số món ăn truyền thống của Việt Nam và của địa phương. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình ảnh minh họa SHS tr.50 và tổ chức cho HS kể tên và mô tả hình dáng, màu sắc, hương vị của những món ăn mà theo các em đó là những món truyền thống của Việt Nam. - GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh về món ăn truyền thống của Việt Nam và chỉ ra: + Màu sắc của món ăn. + Hình khối của món ăn. + Nét đặc trưng của món ăn đó. + Ý nghĩa của mỗi món ăn trong cuộc sống. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Theo em, những món ăn nào là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam? + Những món ăn đó có hình dạng, màu sắc như thế nào? + Hình khối nào có trong mỗi món ăn đó? + Món ăn đó thường được chế biến vào những thời điểm nào trong năm? Vì sao? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. + Các món ăn truyền thống Việt Nam thường có dạng hình khối và màu sắc bắt mắt được chế biến từ các loại nguyên liệu như rau, củ, quả. + Các món ăn truyền thống thường được chế biến vào những dịp lễ, tết đều mang ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn, thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc và yêu thương. HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Các bước tạo mô hình món ăn từ khối cơ bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.51, thảo luận và ghi nhớ các bước tạo mô hình món ăn từ đất nặn. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SHS tr.51. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh và chỉ ra các bước tạo mô hình món ăn. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận, chia sẻ về món ăn theo yêu thích: + Hình minh họa thể hiện có bao nhiêu bước để tạo hình món ăn? + Bước nào tạo màu cho các món ăn? + Bước nào quyết định kích thước và hình dáng của món ăn? - GV gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo mô hình món ăn trước khi thực hành. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Các bước tạo mô hình món ăn từ khối cơ bản: ● Bước 1: Nặn các hình khối cơ bản để tạo mô hình món ăn và dụng cụ đựng. ● Bước 2: Biến đổi các khối cơ bản đã nặn thành mô hình món ăn và dụng cụ đựng. ● Bước 3: Sắp xếp và trang trí mô hình món ăn, hoàn thiện sản phẩm. + Kết hợp và biến đổi các khối hình cơ bản có thể tạo được mô hình món ăn. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO Tạo mô hình món ăn truyền thống a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhớ lại, hình dung về màu sắc và hình khối tạo nên nét đặc trưng của một số món ăn truyền thống và tổ chức cho các em thực hành tạo mô hình món ăn theo các bước gợi ý. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình ảnh một số món ăn truyền thống của dân tộc và của địa phương SHS tr.40. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Em thích món ăn truyền thống nào? + Màu sắc, hình dạng của món ăn đó như thế nào? + Món ăn đó có thể được tạo nên từ những hình khối cơ bản nào? + Em cần trang trí chi tiết hay đặc điểm gì cho món ăn đó? Vì sao? - GV khuyến khích HS kể tên, chỉ ra màu sắc và những hình khối cơ bản tạo nên hình dạng của món ăn các em sẽ thể hiện. - GV lưu ý HS: + Có thể sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo hình và trang trí món ăn.
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
|
------------------ Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác