Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ Khám phá hình khối nhân vật bằng đất nặn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thảo luận và chỉ ra hoạt động của nhân vật và các hình khối tạo nhân vật. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SHS tr.58. - GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, thảo luận về hoạt động của nhân vật và các hình khối tạo nên nhân vật. + Các nhân vật đang thể hiện hoạt động gì trong hình? + Các nhân vật đó được tạo nên bởi những hình khối nào? + Hình khối nào được lặp lại trên nhân vật? + Những màu sắc nào được lựa chọn để tạo hình các bộ phận của nhân vật? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. + Các nhân vật trong hình thường thể hiện các hoạt động sinh hoạt đời thường của con người như: lao động, nhảy múa, ca hát… + Các nhân vật được tạo nên bởi các hình khối như: hình trụ, hình hộp… + Các nhân vật được tạo hình với những màu sắc đa dạng như: · Các màu sáng: vàng, trắng, xanh, cam… · Các màu tối: đen, xám, nâu… HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Các bước tạo dáng nhân vật bằng đất nặn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.59, nhận biết các bước tạo dáng nhân vật từ các hình khối cơ bản bằng đất nặn. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SHS tr.59. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nhận biết các bước tạo dáng nhân vật từ các hình khối cơ bản bằng đất nặn. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Cách tạo dáng nhân vật bằng đất nặn gồm những bước nào? + Cần nặn những hình khối cơ bản nào để tạo các bộ phận của nhân vật? + Để tạo hình nhân vật cần gắn kết các bộ phận như thế nào? + Nên trang trí thêm những chi tiết, đặc điểm gì để hoàn thiện nhân vật? - GV hướng dẫn bằng thao tác mẫu hoặc gợi ý từng bước để HS quan sát, ghi nhớ. - GV khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo dáng nhân vật bằng đất nặn. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Các bước tạo mô hình khu bảo tồn thiên nhiên từ giấy bìa: ● Bước 1: Nặn khối cơ bản để tạo các bộ phận của nhân vật. ● Bước 2: Gắn các bộ phận tạo hình nhân vật. ● Bước 3: Tạo thêm các chi tiết, đặc điểm hoàn thiện hình dáng nhân vật. + Từ các hình khối cơ bản có thể biến đổi để tạo dáng hoạt động của nhân vật. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO Tạo hoạt cảnh về hoạt động vì cộng đồng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hình dung về hoạt động vì cộng đồng mà các em ấn tượng hoặc đã tham gia để có ý tưởng thực hành tạo sản phẩm dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh mẫu về cảnh hoạt động vì cộng đồng SHS tr.60. - GV tổ chức cho HS chia sẻ về hoạt động vì cộng đồng em ấn tượng hoặc đã được tham gia. - GV gợi ý để HS hình dung về đặc điểm của các nhân vật và lựa chọn màu đất phù hợp để nặn các bộ phận tạo dáng nhân vật tham gia hoạt động vì cộng đồng.
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.
|
------------------- Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác