Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
- Năng lực sinh học:
- Năng lực chung:
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình hoạt động nhóm để thảo luận về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào.
- Dạy học theo nhóm và cặp đôi.
- Dạy học trực quan.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề.
- Kĩ thuật khăn trải bàn, think – pair – share.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh về một số dạng năng lượng, cơ chế xúc tác của enzyme.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng trắng, bút lông.
- Giấy A4.
- Biên bản thảo luận nhóm.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Các em có biết, vì sao khi hoạt động mạnh, thân nhiệt chúng ta lại tăng cao hơn lúc bình thường và nhịp thở cũng dồn dập hơn?
- GV sử dụng kĩ thuật động não, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những suy luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để hiểu được vì sao thân nhiệt chúng ta lại tăng, hơi thở gấp gáp hơn sau khi hoạt động mạnh, hãy cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
Hoạt động 1: Phân biệt các dạng năng lượng
- Giải thích được năng lượng được tích luỹ và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học).
- Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào đã tìm hiểu được.
- GV tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán tên”, sau đó yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 (SGK tr.64) để tìm hiểu về các dạng năng lượng.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán tên”: GV chuẩn bị một số hình ảnh cho HS xác định dạng năng lượng trong mỗi hình.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 (SGK tr.64) để tìm hiểu về các dạng năng lượng và trả lời các câu hỏi: + Trong tế bào có những loại năng lượng nào? + Dạng năng lượng nào được tế bào sử dụng chủ yếu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, xác định các dạng năng lượng, sau đó đọc thông tin SGK, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 -3 HS trả lời các câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có) * Gợi ý: - Trong tế bào có nhiều dạng năng lượng khác nhau như: hoá năng, nhiệt năng, điện năng và cơ năng. - Hoá năng là dạng năng lượng được sử dụng chủ yếu trong tế bào, do các quá trình trao đổi chất của tế bào có bản chết là các phản ứng hoá học, trong đó, quá trình phân giải các chất sẽ giải phóng năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Năng lượng và chuyển hóa năng lượng 1. Các dạng năng lượng - Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hóa năng, điện năng, nhiệt năng, cơ năng. + Hoá năng là dạng năng lượng dự trữ trong các liên kết hoá học; là dạng năng lượng chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào. + Điện năng được tạo ra khi có sự chênh lệch nồng độ các ion trái dấu ở hai phía của màng tế bào; + Nhiệt năng được sinh ra trong quá trình chuyển hoá chất; + Cơ năng được sinh ra trong quá trình co cơ, vận động của các cơ quan hay sự di chuyển của các chất.
|
-------------------------Còn tiếp----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác