Soạn mới giáo án Tin học 4 CTST bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính

Soạn mới Giáo án tin học 4 chân trời sáng tạo bài Phần cứng và phần mềm máy tính. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM

BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH

(1 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
  • Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
  • Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được một số thiết bị phần cứng, phần mềm và vai trò của chúng.
  • Nhận ra được các thao tác không đúng gây lỗi cho máy tính.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Phiếu bài tập
  • Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Bài này được dạy trong 1 tiết học.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi vào môn tin học.

b. Cách thức thực hiện:

NHIỆM VỤ 1: Giới thiệu bộ môn Tin học 4

- GV giới thiệu nội dung: Nội dung chính của bộ môn Tin học 4 gồm:

+ Phần cứng, phần mềm máy tính.

+ Tìm kiếm thông tin trên Internet.

+ Xem video về lịch sử, văn hóa.

+ Tạo những trang chiếu sinh động, hấp dẫn.

+ Rèn luyện kĩ năng gõ phím đúng cách.

+ Soạn thảo văn bản tiếng Việt.

+ Lập trình trực quan với phần mềm Scratch.

NHIỆM VỤ 2: Khởi động

- Sau khi giới thiệu xong, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tôi là ai?

- GV trình chiếu hình ảnh các thiết bị máy tính ở Hình 1a và đặt câu hỏi để HS trả lời:

Câu 1: Tôi được dùng để hiển thị hình ảnh, các thông tin của máy tính. Tôi là ai?

Câu 2: Tôi được sử dụng để phát âm thanh. Tôi là ai?

Câu 3: Tôi được sử dụng để nhập dữ liệu vào máy tính. Tôi là ai?

Câu 4: Tôi là thiết bị điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Tôi là ai?

Câu 5: Tên của tôi giống tên một loài động vật, tôi được sử dụng để điều khiển máy tính thuận tiện hơn.Tôi là ai?

Câu 6: Tôi được sử dụng để in các tài liệu, văn bản, hình ảnh. Tôi là ai?

- GV chỉ định từng bạn chơi trò chơi cho đến khi kết thúc.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát Hình 1b và trả lời câu hỏi: Hãy trao đổi với bạn để gọi tên các biểu tượng phần mềm máy tính ở Hình 1b.

- GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

 

 

 

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án đúng.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Hoạt động khởi động đã giúp chúng ta nhớ lại các thiết bị phần cứng và phần mềm của máy tính. Vậy em có biết thế nào là phần cứng, phần mềm và chức năng của chúng không? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài hôm nay  – Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

1. Phần cứng và phần mềm máy tính

a. Mục tiêu:

- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.

- Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

b. Cách thức thực hiện:

Hoạt động 1. Đọc (và quan sát)

- GV yêu cầu HS quan sát lại Hình 1 ở Hoạt động khởi động và đặt câu hỏi: Hình nào có hình ảnh về các thiết bị phần cứng máy tính? Hình nào có hình ảnh về các ứng dụng phần mềm?

- GV gọi 1 bạn HS trả lời.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi:

+ Đặc điểm của thiết bị phần cứng là gì?

+ Em có thể nhận biết thiết bị phần cứng máy tính bằng cách nào?

+ Hãy kể tên các thiết bị phần cứng máy tính mà em biết.

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

 

- GV nhận xét và gọi HS khác bổ sung.

- GV đặt câu hỏi:

+ Đặc điểm của phần mềm máy tính là gì?

+ Hãy kể tên các phần mềm máy tính mà em biết.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày trước đó.

 

 

 

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”

- GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu luật chơi: GV phát cho 2 nhóm một tờ danh sách có tên các thiết bị phần cứng và phần mềm. Mỗi khi một nhóm nêu tên một thiết bị hay một ứng dụng thì nhóm còn lại phải nói ngay đó là phần cứng hay phần mềm. Lưu ý không lặp lại tên phần cứng, phần mềm đã nêu trước đó. Hai nhóm chơi lần lượt từng bạn.

Hoạt động 2. Làm

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 – SGK tr.6, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Vai trò của phần cứng đối với phần mềm là gì? Không có phần mềm thì các thiết bị phần cứng máy tính có hoạt động được không? Tại sao?

+ Vai trò của phần mềm đối với phần cứng là gì? Không có phần cứng thì phần mềm máy tính có hoạt động được không? Tại sao?

- GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần).

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi:

 

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tôi là màn hình máy tính.

Câu 2: Tôi là loa máy tính.

Câu 3: Tôi là bàn phím máy tính

Câu 4: Tôi là thân máy tính.

Câu 5: Tôi là chuột máy tính.

Câu 6: Tôi là máy in.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Hình 1b gồn:

+ Phần mềm trình chiếu/phần mềm PowerPoint

+ Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời/phần mềm SolarSystem.

+ Phần mềm luyện gõ bàn phím/phần mềm RapidTyping.

+ Phần mềm vẽ/phần mềm Paint.

+ Phần mềm trình duyệt web/ phần mềm Google Chrome.

+ Phần mềm diệt virus/phần mềm Windows Defender.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và trả lời:

+ Hình 1a: có hình ảnh về các thiết bị phần cứng máy tính.

+ Hình 1b: có hình ảnh về các ứng dụng phần mềm.

- HS trả lời:

+ Đặc điểm: là các thiết bị cơ bản của máy tính.

+ Dấu hiệu nhận biết: có thể chạm tay vào hoặc quan sát được hình dạng của nó.

+ Kể tên: bàn phím, chuột, thân máy, màn hình, loa, máy in,…

- HS lắng nghe và bổ sung.

- HS trả lời:

+ Đặc điểm: không thể chạm vào hoặc quan sát được nhưng nhìn thấy kết quả hoạt động thông qua phần cứng.

+ Kể tên: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm vẽ, phần mềm trang tính, phần mềm diệt virus, phần mềm trình chiếu,…

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát Hình 2 – SGK tr.6 và thảo luận:

+ Vai trò của phần cứng: làm việc theo lệnh của phần mềm. Không có phần mềm thì các thiết bị không hoạt động được. Bởi vì, phần cứng hoạt động theo lệnh của phần mềm, không có phần mềm thì không có lệnh điều khiển phần cứng hoạt động.

+ Vai trò của phần mềm: ra lệnh cho phần mềm làm việc. Không có phần cứng thì phần mềm không hoạt động được. Bởi vì, phần cứng là môi trường hoạt động của phần mềm, không có phần cứng thì phần mềm không có môi trường để hoạt động.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

---------------- Còn tiếp ------------------

Soạn mới giáo án Tin học 4 CTST bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án tin học 4 CTST mới, soạn giáo án tin học 4 mới chân trời bài Phần cứng và phần mềm máy tính, giáo án soạn mới tin học 4 chân trời

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay