Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế vui vẻ, hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới. b. Cách thức thực hiện: - GV cho HS đọc nội dung tình huống trong SGK. “Trên máy tính của Nam có trò chơi xếp gạch mà Ngọc rất thích. Ngọc sao chép phần mềm trò chơi xếp gạch từ máy tính của Nam sang máy tính của mình để sử dụng.” - GV yêu cầu HS nêu ý kiến cá nhân và thảo luận: Bạn Ngọc sao chép phần mềm trò chơi từ máy tính của bạn Nam là được phép hay không được phép? - GV đặt câu hỏi: + Việc bạn Ngọc sao chép trò chơi từ máy tính của bạn Nam sang máy tính của mình là được phép hay không được phép? Tại sao? - GV tổ chức lớp thành hai nhóm để tranh luận một nhóm nêu lí do để bảo vệ ý kiến việc sao chép phần mềm của bạn Ngọc là được phép; nhóm còn lại nêu lí do để bảo vệ ý kiến việc sao chép phần mềm của bạn Ngọc là không được phép. - GV mời các nhóm trình bày ý kiến.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài: Để giáp đáp cho vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học ngày hôm nay – Bài 6: Sử dụng phần mềm khi được phép. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1. Phần mềm có bản quyền a. Mục tiêu: Biết rằng chỉ được sử dụng phần mềm khi được phép. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS làm việc nhóm bốn. - GV yêu cầu các nhóm đọc kênh chữ, quan sát kênh hình. - GV đặt câu hỏi gợi ý: + Phần mềm máy tính do đâu mà có? + Em hiểu thế nào về tác giả của phần mềm máy tính? + Tác giả có quyền gì đối với phần mềm của mình? + Tác giả có thể bảo vệ quyền của mình đối với phần mềm bằng cách nào? Ở Hình 1 trong SGK, để tiếp tục sử dụng phần mềm, người dùng cần nhập thông tin gì? Thông tin đó có thể được cung cấp từ đâu? + Cần phải được sự cho phép của ai khi sử dụng phần mềm? + Em hiểu thế nào về phần mềm có bản quyền? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án. Hoạt động 2. Làm - GV yêu cầu HS làm việc nhóm bốn. - GV yêu cầu HS thảo luận, làm bài tập SGK tr 26. “Theo em, những việc nào dưới đây là nên hay không nên làm? A. Chi sử dụng phần mềm khi được phép. B. Sử dụng phần mềm bị phá khoá (phần mềm bị người xấu phá khoá dẫn đến không cần mã khoá vẫn sử dụng được). C. Sử dụng phần mềm trò chơi được người khác sao chép cho em mà không cần quan tâm phần mềm đó có bản quyền hay không. D. Đưa phần mềm lên mạng để những người khác có thể sử dụng mà chưa được sự cho phép của tác giả.” - GV tổ chức cho HS thảo luận, phát biểu, giải thích việc nào nên hoặc không nên làm. - GV mời một số HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án.
Hoạt động 3. Ghi nhớ - GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong Hộp ghi nhớ: “Em chỉ sử dụng phần mềm khi được phép.” - GV nhắc nhở HS luôn sử dụng phần mềm khi được phép.
2. Phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí a. Mục tiêu: Nêu được một vài ví dụ cụ thể về phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS đọc kênh chữ, tìm hiểu Bảng 1 và Bảng 2 SGK tr26. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Nêu tên một số phần mềm miễn phí và phần mềm khống miễn phí. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án.
Hoạt động 2. Làm
|
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS chú ý lắng nghe câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm.
- HS phát biểu tranh luận để bảo vệ ý kiến của nhóm. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS chia thành các nhóm. - HS thực hành theo nhóm.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi gợi ý.
- HS trả lời: Câu 1: Phần mềm máy tính do tổ chức, cá nhân tạo ra. Câu 2: Tác giả của phần mềm máy tính là tổ chức, cá nhân tạo ra phần mềm. Câu 3: Tác giả có quyền cho phép hoặc không cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng, sao chép, phổ biến phần mềm của mình. Câu 4: Tác giả có thể bảo vệ phần mềm của mình bằng mã khoa. Ở Hình 1 trong SGK, người dùng cần nhập mã khoá để tiếp tục sử dụng. Mã khoá có thể được cung cấp bởi tác giả của phần mềm. Câu 5: Khi sử dụng phần mềm cần phải có sự cho phép của tác giả. Câu 6: Phần mềm được tác giả cho phép sử dụng là phần mềm có bản quyền.
- HS chia thành các nhóm. - HS hoạt động theo nhóm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời: Câu 1: A: Chỉ sử dụng phần mềm khi được phép là việc nên làm vì: phần mềm do tác giả tạo ra, sử dụng phần mềm là sử dụng sản phẩm, tài sản của tác giả. B: Sử dụng phần mềm bị phá khoá là việc không nên làm, vì đó không phải là phần mềm được tác giả cho phép sử dụng, làm tổn hại đến quyền lợi của tác giả. C: Sử dụng phần mềm trò chơi được người khác sao chép cho em mà không cần quan tâm phần mềm đó có bản quyền hay không là việc không nên làm, vì nếu đó là phần mềm chưa được sự cho phép của tác. D: Đưa phần mềm lên mạng để những người khác có thể sử dụng mà chưa được sự cho phép của tác giả là việc không nên làm, vì như vậy là vi phạm quyền của tác giả.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chú ý ghi nhớ.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời: + Phần mềm miễn phí: Phần mềm gõ tiếng Việt Unikey, phần mềm luyện gõ bàn phím RapidTyping, phần mềm duyệt web Google Chrome, … + Phần mềm không miễn phí: Phần mềm PowerPoint, phần mềm Word, phần mềm Windows 10.
|
--------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác