Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Làm rõ ưu, nhược điểm của các nguồn năng lượng và đặc điểm tự nhiên của địa phương.
- Đề xuất giải pháp phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với nơi mình đang sinh sống.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi cho HS: Hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến nguồn năng lượng nào? Em biết gì về nguồn năng lượng này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời: Hình ảnh có nội dung là nguồn năng lượng tái tạo. Đây được coi là nguồn năng lượng sạch và dường như không bao giờ cạn kiệt như nắng, gió, nước, rác thải... Tuy có nhiều ưu điểm nhưng chúng vẫn có những nhược điểm nhất định.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV nêu nhiệm vụ của hoạt động và dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng kĩ năng tìm kiếm thông tin trên Internet để có những thông tin chính xác, tin cậy, phục vụ cho công việc tạo bài trình chiếu với chủ đề "Năng lượng tái tạo" – Bài 3. Thực hành: Khai thác thông tin số.
Hoạt động 1: Hình thành ý tưởng và cấu trúc bài trình chiếu về chủ đề năng lượng tái tạo
- HS biết chủ động tìm kiếm được thông tin trên Internet để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
- Giúp cụ thể hóa công việc xây dựng bài trình chiếu, giúp HS định hướng, chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, hỗ trợ những nội dung dự kiến.
- HS xây dựng được ý tưởng cho bài trình chiếu.
- HS xây dựng được cấu trúc cho bài trình chiếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (4 - 6 HS), - GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị xây dựng cho bài trình chiếu theo gợi ý sau: + Hình thành ý tưởng, thông điệp của nhóm HS: Em hãy đưa ra luận điểm về một khía cạnh của năng lượng tái tạo mà em cần thuyết phục người nghe. + Phát triển ý tưởng thành nội dung theo mạch logic: Em hãy phát triển mạch suy luận, dự kiến luận cứ, luận chứng để thuyết phục người nghe. + Xác định cấu trúc và những yêu cầu cụ thể: Em hãy dự kiến cấu trúc, số trang và phong cách trình bày phù hợp với điều kiện, người nghe cụ thể. - GV lưu ý, trong nhiệm vụ này, những nhóm HS khác nhau có thể đề xuất những luận điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc lập luận cần hợp logic, không suy diễn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS thảo luận, xây dựng ý tưởng và cấu trúc cho bài trình chiếu như hướng dẫn. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Kết thúc thảo luận, các nhóm trình bày ý tưởng và cấu trúc bài trình chiếu của mình. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | Nhiệm vụ 1: Hình thành ý tưởng và cấu trúc bài trình chiếu về chủ đề năng lượng tái tạo - Bước 1: Xây dựng luận điểm. - Bước 2: Phát triển ý tưởng thành nội dung theo mạch logic. - Bước 3: Xác định cấu trúc và những yêu cầu cụ thể. |
Hoạt động 2: Tìm kiếm thông tin và đánh giá
- Thông tin, tư liệu mà HS tìm kiếm, khai thác được trong môi trường số theo chủ đề năng lượng tái tạo.
- Đánh giá lợi ích của thông tin tìm được để giải quyết vấn đề năng lượng tái tạo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích nhiệm vụ cho HS: Trong nhiệm vụ này, em cần tìm kiếm, lưu trữ và đánh giá lợi ích của thông tin tìm được, hỗ trợ các lập luận của bài trình chiếu. - GV phân tích các bước của nhiệm vụ: + Ở bước tìm kiếm: từ khóa hợp lí sẽ giúp máy tìm kiếm trả lại những kết quả tốt, phù hợp với yêu cầu tìm kiếm. Ngoài việc lựa chọn từ khóa, những kĩ thuật tìm kiếm nâng cao cũng hỗ trợ HS tìm được kết quả hữu ích. + Ở bước lưu trữ: việc ghi chép nguồn gốc, nội dung, địa chỉ và thời gian của dữ liệu tìm được vừa giúp HS đánh giá lợi ích thông tin đối với vấn đề cần giải quyết, vừa giúp HS lập danh mục tài liệu của tham khảo của báo cáo. + Ở bước đánh giá: nội dung tìm được một mặt cần phải phù hợp với yêu cầu của báo cáo, mặt khác cần phải có độ tin cậy cao. Độ tin cậy của thông tin được đánh giá dựa trên các tiêu chí như nguồn gốc, mục đích, chứng cứ và thời gian của dữ liệu. - GV lưu ý, HS có thể khai thác tư liệu trên trang web của cơ quan chính phủ (có địa chỉ là gov.vn) để có được thông tin đáng tin cậy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giải thích nhiệm vụ. - Các nhóm tiến hành nhiệm vụ theo hướng dẫn. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày tiến độ hoạt động. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | Nhiệm vụ 2: Tìm kiếm và đánh giá thông tin - Bước 1: Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin. - Bước 2: Ghi chép kết quả tìm kiếm để thuận tiện cho việc đánh giá và tham khảo. - Bước 3: Đánh giá thông tin.
|
Hoạt động 3: Xử lí và trao đổi thông tin
- HS tạo bài trình chiếu theo cấu trúc đã định.
- Biên tập nội dung bài trình chiếu.
- Chia sẻ bài trình chiếu trong môi trường số.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm cần phải thực hiện cả hai nhiệm vụ thành phần: + Xử lí thông tin: Trong nhiệm vụ biên tập nội dung bài trình chiếu, GV đặt ra những yêu cầu khác nhau như độ dài văn bản, cách dùng ngôn ngữ, đặc điểm của hình ảnh, bố cục, tỉ lệ... để HS nâng cao kĩ năng xử lí thông tin bằng máy tính. Ví dụ:
| Nhiệm vụ 3: Xử lí và trao đổi thông tin - Bước 1: Tạo bài trình chiếu + Tạo các trang trình chiếu theo cấu trúc đã định. + Soạn nội dung từng trang sao cho phù hợp với lập luận của cả bài trình chiếu.
|
--------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác