Soạn mới giáo án Tin học 8 KNTT bài 5: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế

Soạn mới Giáo án Tin học 8 KNTT bài Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG TIN HỌC

BÀI 5: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN THỰC TẾ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức.
  • Giải thích được sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối của một ô tính.
  • Sử dụng được phần mềm bảng tính trợ giúp giải quyết bài toán thực tế. Sao chép được dữ liệu từ các tệp văn bản, trang trình chiếu sang trang tính.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ tin học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung tin học; trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Tự chủ, tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức và hoàn thành bài tập.

Năng lực riêng:

  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Sử dụng được phần mềm bảng tính trợ giúp giải quyết bài toán thực tế (NLc).
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học. Sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin (NLd).
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì trong học và tự học.
  • Cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Tin học 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Phiếu học tập.
  • Hình ảnh giao diện một số chợ ứng dụng trên mạng như : Google Play, Apps Store, Microsoft Store,…
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Tin học 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Đặt HS vào ngữ cảnh thực tế để dẫn đến việc tạo bảng tính lưu trữ và tính toán số liệu.
  3. Nội dung: HS đọc thông tin, thảo luận nhóm trong thời gian 10 - 15 phút và trình bày trước lớp.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS sau khi thảo luận nhóm, câu trả lời hướng tới việc để HS hiểu rõ ngữ cảnh của bài toán thực tế, không đánh giá đúng sai.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 3 - 4 HS.

- GV đưa ra tình huống:

B của Khoa là giám đc một công ti sản xuất phn mềm máy tính. B là người truyền cho Khoa niềm đam mê tin học. Trong kì nghỉ hè vừa qua, đ giúp Khoa ôn lại kiến thức và tìm hiểu thêm về phần mềm bảng tính, bố giao cho Khoa tính toán doanh thu một số phần mềm mà công ti của bố sản xuất. Những phần mềm này được đưa lên các chợ ứng dụng trên mạng. Người sử dụng truy cập vào các chợ ứng dụng tìm kiềm phần mềm mà mình cn đ mua và cài đặt. Tuỳ theo từng phần mềm, người sử dụng có th phải trả phí hoặc được miễn phí. Để hoàn thành việc b giao, Khoa đã tạo bảng tính để lưu thông tin về các phn mềm như minh hoạ trong Hình 5.1.

- GV đặt câu hỏi: Theo em, bảng tính bạn Khoa tạo ra ở hình 5.1 có cần bổ sung thông tin gì không?

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày câu trả lời của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS đọc các tình huống và tiếp nhận yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình: Đơn giá của một số phần mềm 0 đồng được hiểu là phần mềm miễn phí.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong thực tế, có rất nhiều các công việc tính toán phức tạp mà chúng ta cần phải nhờ vào sự trợ giúp của bảng tính để có thể đơn giản hóa các quá trình tính toán, dễ nhìn, dễ hiểu hơn. Vậy sử dụng bảng tính như thế nào cho hiệu quả, hôm nay chúng ta cùng đi vào bài học – Bài 5: Sử dụng bảng tính để giải quyết bài toán thực tế.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Địa chỉ tương đối

  1. Mục tiêu: Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK trang 22 và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS sau khi thảo luận nhóm.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm 5 - 6 HS).

- GV cho các nhóm hoàn thành yêu cầu trong Hoạt động 1 SGK trang 22:

Dựa vào thông tin mà bạn Khoa đã lưu trữ trong bảng tính ở Hình 5.1, em hãy thực hiện:

1.Viết công thức đề tính Doanh thu của phần mềm Quản lí thời gian dựa trên Đơn giá và Số lượt mua (đơn giá bằng 0 là phàn mềm miễn phí).

2. Thao tác nào giúp em tính toán doanh thu cho các phần mềm còn lại mà không cần gõ công thức vào từng ô? Khi thực hiện thao tác đó, địa chỉ ô trong công thức sẽ thay đổi như thế nào?.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 22 và so sánh với câu trả lời ở Hoạt động 1. Từ đó, HS có thể nhớ lại kiến thức về công thức và sự thay đổi của địa chỉ khi sao chép công thức đã học ở lớp 7.

GV nhấn mạnh yêu cầu của bài toán tính doanh thu. Doanh thu thay đổi theo từng phần mềm khác nhau. Do đó, cần tạo ra công thúc tính toán cho cột E mà các địa chỉ ô thay đổi theo từng dòng tương ứng với mỗi phần mềm khác nhau. Yêu cầu này dẫn đến cần dùng địa chỉ tương đối trong công thức.

- GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ kiến thức trong phần ghi nhớ.

- GV cho HS đọc và trả lời nhanh Câu hỏi SGK trang 22 để củng cố kiến thức:

Nếu sao chép công thức từ ô E4 đến các ô E6, E7, E8 và E9 (Hình 5.2) thì công thức trong các ô E6, E7, E8, E9 là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để tìm ra câu trả lời.

- HS đọc thông tin SGK và so sánh với câu trả lời ở Hoạt động 1.

- HS trả lời câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- Các nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1 sau khi thảo luận nhóm.

- HS xung phong trả lời nhanh đáp án câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tính doanh thu phần mềm

Hoạt động 1:

1. Doanh thu = Đơn giá  Số lượt mua. Do đó, công thức tính doanh thu của phần mềm Quản lí thời gian là= C4*D4.

2. Để tính toán doanh thu cho các phần mềm còn lại mà không cần gõ công thức vào từng ô, ta dùng thao tác sao chép công thức, khi đó địa chỉ ô trong công thức sẽ tự động thay. đổi theo từng dòng.

Hoạt động đọc:

+ Ưu điểm nổi bật của chương trình bảng tính là tính toán tự động. Có ưu điểm này là vì chương trình bảng tính cho phép tính toán theo địa chỉ ô.

Chương trình bảng tính sử dụng ba loại địa chỉ ô là địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ hốn hợp.

Công thức tính Doanh thu của mỗi

phần mềm:

Doanh thu = Đơn giá x Số lượt mua

Trong Hình 5.2, công thức tại ô E4 là =C4*D4. Khi sao chép công thức này đến ô E5 thì các địa chỉ ô trong công thức sẽ tự động thay đổi, do đó công thức tại ô E5 là =C5*D5.

Các địa chỉ C4, D4, C5, D5 trong các công thức trên đều là địa chỉ tương đối.

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận: Địa chỉ tương đối tự động thay đổi khi sao chép công thức nhưng vẫn giữ nguyên vị trí tương đối giữa ô chứa công thức và ô có địa chỉ trong công thức.

Câu hỏi:

Thực hiện sao chép công thức từ ô E4 đến các ô E6, E7, E8 và E9 ở Hình 5.2 trong SGK. Sau khi sao chép, công thức tại ô E6 là =C6*D6, công thức tại ô E7 là =C7*D7, công thức tại ô E8 là =C8*D8, công thức tại ô E9 là =C9*D9,

 

 

Hoạt động 2Địa chỉ tuyệt đối

  1. Mục tiêu: Giải thích được sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối của một ô tính.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK trang 23 và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS sau khi thảo luận nhóm.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm 5 - 6 HS).

- GV cho các nhóm hoàn thành yêu cầu trong Hoạt động 2 SGK trang 23:

Bạn Khoa đã tính được Doanh thu của mi phần mềm. Tìm hiều thêm, bạn được biết doanh thu là số tiền thụ được của đơn vị quản lí chợ ứng dụng khi người sử dụng trả tiền mua phàn mềm. Công ti của b Khoa được trả 70% của số tiền này và gọi là Doanh thu của công ti. Giả sử t lệ phần trăm doanh thu mà công ti phần mềm được hưởng lưu ở ô F2 như minh hoạ trong Hình 5.3.

1. Em hãy nhập công thức đề tính Doanh thu của công ti cho phần mềm Quản lí thời gian và Trò chơi sáng tạo vào ô F4 và F5, biết rằng:

Doanh thu của công ti = Doanh thu  Tỉ lệ (được lưu tại ô F2)

2. Nếu sao chép công thức từ ô F4 vào ô F5 thì công thức nhận được tại ô F5 có đúng yêu cầu không? Vì sao?

- GV cho HS đọc các thông tin SGK trang 23 để trả lời các câu hỏi Hoạt động 2.

- GV nhấn mạnh yêu cẩu của bài toán tính doanh thu

của công tì, trong đó tỉ lệ doanh thu là cố định đối với mọi phần mềm. Chương trình bảng tính quy ước địa chỉ tuyệt đối cho những ô chứa giá trị không thay đổi trong các công thức tính toán.

- GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ kiến thức trong phần ghi nhớ.

- GV cho HS đọc và trả lời nhanh Câu hỏi SGK trang 24 để củng cố kiến thức:

Em hãy chọn các đáp án đúng:

1. Trong Hình 5.3, công thức tại ô F5 là =E5*$F$2. Sao chép công thức này đến ô F6, kết quả sao chép là:

A. =E6*F3

B. =E6*$F$2

C. =$E$6*F3

D. =$E$6*$F$2

2. Cách nhập kí hiệu $ cho địa chỉ tuyệt đối là:

A. Gõ kí hiệu $ từ bàn phím khi nhập địa chỉ ô.

B. Sau khi nhập địa chỉ tương đối, nhấn phím F4 đề chuyên thành địa chỉ tuyệt đối.

C. Sau khi nhập địa chỉ tương đối, nhấn phím F2 đề chuyền thành địa chỉ tuyệt đối.

D. Thực hiện được theo cả hai cách A và B

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi ở hoạt động 2.

- HS đọc thông tin SGK và so sánh với câu trả lời ở Hoạt động 2.

- HS trả lời câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm chia sẻ trước lớp kết quả thảo luận.

- Các nhóm trình bày kết quả Hoạt động 2 sau khi thảo luận nhóm.

- HS xung phong trả lời nhanh đáp án câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2Địa chỉ tuyệt đối

Hoạt động 2:

1. Doanh thu của công ti = Doanh thu  Tỉ lệ (tại ô F2). Do đó, công thức tại ô F4 tính doanh thu của công ti cho phần mềm Quản lí thời gian là =E4*F2; công thức tại ô F5 tính doanh thu của công ti cho phần mềm Trò chơi sáng tạo là =E5*F2.

2. Nếu sao chép công thức từ ô F4 đến ô F5 thì thao tác đó có không trả lại kết quả công thức chính xác. Vì công thức tại ô F5 sau khi sao chép là = E5*F3,

 

Hoạt động đọc:

+ Một địa chỉ ô trong công thức không thay đổi khi sao chép công thức thì địa chỉ đó là địa chỉ tuyệt đối.

Địa chỉ tuyệt đối có kí hiệu $ trước

tên cột và trước tên hàng.

Nhấn phím F4 để chuyển địa chỉ tương đối thành địa chỉ tuyệt đối.

Ta có công thức Doanh thu của công ti = Doanh thu  Tỉ lệ. Trong công thức này, giá trị của Doanh thu thay đổi theo từng phần mềm, còn giá trị của Tỉ lệ luôn cố định là 70% (như minh hoạ trong Hình 5.3)

+ Tại ô F4 và F5, ta có công thức như Hình 5.4.

Để công thức thực hiện chính xác yêu cầu của bài toán thì địa chỉ ô chứa giá trị Doanh thu là địa chỉ tương đối, địa chỉ ô F2 chứa Tỉ lệ là địa chỉ tuyệt đối.

Vì vậy, công thức đúng tại ô F4 đề tính doanh thu của công tí cho phằn mềm Quản lí thời gian là =E4*$F$2. Khi đó, việc sao chép công thức từ ô F4 đến các ô còn lại đề tính Doanh thu của công ti cho các phần mềm trong danh sách sẽ trả lại kết quả chính xác.

 

 

 

 

 

 

Kết luận: Địa chỉ tuyệt đối không thay đổi khi sao chép công thức.

Địa chỉ tuyệt đối có kí hiệu $ trước tên cột và trước tên hàng.

Câu hỏi:

1. B; 2. D

 

-------------Còn tiếp-------------

Soạn mới giáo án Tin học 8 KNTT bài 5: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tin học 8 kết nối mới, soạn giáo án Tin học 8 mới kết nối bài Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế, giáo án Tin học 8 kết nối

Soạn mới giáo án Tin học 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay