Soạn SBT Ngữ văn 11 Kết nối Bài 1: Nói và nghe

Hướng dẫn giải Bài 1: Nói và nghe, sách bài tập Ngữ văn 11 Kết nối tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về nét đặc sắc trong cách kể ở một truyện ngắn tự chọn.

Hướng dẫn trả lời:

1. Mở bài

- Giới thiệu về truyện ngắn Lão Hạc và nhà văn Nam Cao

- Dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh

2. Thân bài

- Giới thiệu tác phẩm:

+ Lão Hạc vì quá túng thiếu nên đã bán con chó của mình

+ Dù túng thiếu đến bao nhiêu Lão Hạc cũng không chịu bán mảnh vườn mà ăn khoai ăn sắn để sống qua ngày.

+ Sau đó, lão đã nhờ Ông Giáo giữ và ăn bả chó để tự tử

- Bố cục của truyện:

+ Phần 1: Từ đầu đến “ông giáo ạ!”: Giới thiệu sự việc và cuộc sống Lão hạc

+ Phần 2: Tiếp đến “Binh Tư hiểu”: Sự việc bán chó và tình cảm của ông dành cho con chó của Lão Hạc.

+ Phần 3: Còn lại: Kết thúc sự việc, Lão Hạc chết đi nhưng vẫn cố gắng giữ mảnh vườn cho con.

- Ý nghĩa truyện ngắn “Lão hạc”:

+ Tố cáo sự tàn ác, sự đối xử với người dân của chế độ thực dân và phong kiến

+ Ca ngợi sự vượt lên, chịu khó, và chịu thương cần cù của người dân thời xưa

- Nghệ thuật

+ Người kể chuyện là nhân vật "tôi" (ông giáo). Qua nhân vật "tôi" người kể chuyện (tác giả) bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa mà mình muốn gửi gắm. Câu văn vì vậy mà thấm đẫm chất trữ tình, giàu sức truyền cảm. Chất trữ tình còn được thể hiện qua lời tâm sự của nhân vật "tôi", ở những suy nghĩ có tính triết lí của tác giả: "Chao ôi! Đối với những người quanh ta...". Những câu văn trữ tình triết lí đó làm cho tác phẩm có chiều sâu cảm xúc và chiều sâu tư tưởng đặc biệt.

+ Cách dẫn dắt câu chuyện linh hoạt, thoải mái mà vẫn chặt chẽ, liền mạch. Chẳng hạn, mở đầu đi thẳng vào giữa truyện rồi mới ngược thời gian kể về cảnh ngộ nhân vật: từ chuyện bán chó sang chuyện anh con trai bỏ đi phu.... Cách dẫn dắt câu chuyện tưởng như lỏng lẻo mà thật ra rất chặt chẽ, tập trung.

+ Đặc sắc trong xây dựng nhân vật: Việc thể hiện tính cách nhân vật lão Hạc không hề đơn giản, phiến diện. Bề ngoài, lão Hạc có chút gì như lẩm cẩm, gàn dở, thậm chí như trái tính, mà kỳ thực đó là một con người thánh thiện, hết sức cao quý, phải nhìn thấu mới thấy được...

3. Kết bài

- Khẳng định, nhìn nhận về giá trị của truyện ngắn

- Liên tưởng và mở rộng vấn đề

Bài tập 2

Bạn dự kiến sẽ phân tích ví dụ nào khi tham gia cuộc thảo luận trong nhóm học tập về nét khác biệt nói chung giữa truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại? Hãy ghi tóm tắt những ý phân tích đó.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ phân tích:

Văn học trung đại: Chuyện Lý tướng quân - Nguyễn Dữ

Văn học hiện đại: Làng - Kim Lân 

* Giống:

  • Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả 

  • Bao gồm ba nội dung chính nhân đạo, hiện thực, yêu nước 

* Khác:

- Nội dung: Nội dung của văn học hiện đại đa dạng hơn văn học trung đại do có sự bùng nổ của cái tôi cá nhân từ 1930-1945 và sự giác ngộ lý tưởng từ sau cách mạng. Nó không chỉ dùng để tỏ chí, tỏ lòng (văn học trung đại) mà còn diễn tả nhiều góc khuất, khía cạnh của cuộc sống mà văn học trung đại không hoặc không được phép đề cập tới (bị kìm kẹp).Trong truyện Làng, nhà văn đi sâu vào diễn tả nội tâm con người, thế giới bên trong,nhìn những giá trị cũ bằng một con mắt và từ một góc nhìn khác.

- Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn rộng mở, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi lễ giáo, quy củ. Các tác giả chủ trương thể hiện cái tôi cá nhân của mình một cách trực tiếp, điều ít thấy ở xã hội phong kiến

+ Văn học trung đại: 

  • Mang tính ước lệ tượng trưng, có các điển tích điển cố...=> phong cách cổ,cũ, tuân theo cái truyền thống, những cái được định sẵn

  • Mang tính quy phạm( tức là quy củ ấy), bó buộc: thể hiện ở các thể loại có vần luật chặt chẽ như thơ đường, thất ngôn tứ tuyệt, hịch, cáo, chiếu, biểu...

  • Thể loại: các thể loại chặt chẽ như đã nêu trên, các thể loại truyền thống như ca dao, tục ngữ, các dạng văn như lục bát, song thất lục bát => tạo ra dấu ấn riêng cho vh việt nam, các thể loại văn vần như hịch cáo chiếu biểu cũng mang nhiều quy phạm với câu văn dài, có vần như thơ, đối xứng, có các hình ảnh ước lệ, tượng trưng.

+ Văn học hiện đại: 

  • Thể loại: đa dạng hơn, có thêm truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, tuỳ bút... giúp nhà văn tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình thơ có nhiều phá cách về vần luật, số lượng câu chữ, hình ảnh, nhiều thể thơ mới ra đời, đặc biệt là thơ tự do mang phong cách hoàn toàn mới.

  • Truyện thay đổi về dung lượng ( có thể rất ngắn hoặc rất dài), phong cách viết, cách dùng văn. câu văn không còn dài như trước, có các hình ảnh hiện đại ...

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 Kết nối , Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 KNTT Bài 1: Nói và nghe

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net